Họp Thông Thiên Học ngày 20  tháng 7 năm 2019

 

 

Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyTiengNoiVoThinh.htm 

293. Tự nguyện sống trong những Kalpas sắp tới, mà không được người mang ơn và nhận biết; đứng bất động như một ḥn đá giữa vô số tảng đá khác tạo thành Bức Tường Bảo Vệ, đó là tương lai của con nếu con qua khỏi cửa thứ bảy. Bức tường đó được tạo dựng do những bàn tay của nhiều Đức Thầy từ bi, xây đắp bởi những nỗi thống khổ, củng cố bởi xương máu của các Ngài, bức tường che chở Nhân Loại từ thuở con người thoát kiếp thú và bảo vệ cho con người khỏi bị khốn khổ nhiều hơn và khỏi những khổ đau thống thiết hơn.

294. Tuy nhiên, con người không hề thấy điều đó, nó không nhận thức được việc đó và cũng không để ư đến những lời khôn ngoan . . . v́ nó không biết điều đó.

295. Nhưng con đă nghe và biết tất cả, hỡi kẻ có tâm hồn nhiệt thành và chơn thật . . . con hăy lựa chọn. Rồi con lại nghe thêm.

Tôi nghĩ rằng về vài phương diện các Đệ Tử của Đức Aryasanga có thể cũng chưa được tiến bộ nhiều, v́ h́nh như cần phải nhắc nhở họ nhiều lần rằng không nên trông đợi cái ǵ cho chính ḿnh. Chúng tôi cũng được nhắc nhở như thế, nhưng tôi hy vọng rằng chúng ta là những Sinh Viên Huyền Bí Học đă đạt đến tŕnh độ, mà chúng ta phải dửng dưng nếu người đời không biết ơn hoặc không chú ư đến những sự cố gắng của chúng ta.

Dường như sự ước muốn được tri ân như thế là đặc tính của một tŕnh độ c̣n thấp kém. Muốn đạt đến chỗ không mong đợi kết quả việc làm của chúng ta, hoặc những sự biết ơn, những thoả măn cá nhân, chúng ta phải hành động một cách thận trọng với sự pḥng xa. Nhà Huyền Bí Học phải toan tính trước về hậu quả của hành động với lời nói của ḿnh và không nên để cho phạm phải một lỗi bất cẩn nào. Vai tṛ của chúng ta là phải hành động càng tốt đẹp càng hay và phải coi chừng, nếu chúng ta thất bại th́ không phải v́ chúng ta thiếu cố gắng, dù chúng ta có thấy kết quả hay không cũng không đáng kể.

Giả sử một Hội Viên trong Hội của chúng ta đảm trách việc thành lập một Chi Bộ tại một vùng nào đó. Với sứ mạng ấy, Y tận tuỵ hết ḷng, biểu lộ tất cả những khả năng sẵn có của Y, nói tóm lại, Y đă làm hết sức ḿnh. Dù những Hội Viên gia nhập có đông hay không, Y vẫn không bận tâm v́ điều đó. Y sẽ vấp phải sự lầm lỗi nặng nề nếu tiếc rẻ mà cho rằng: “Chắc một người khác ở địa vị của tôi bây giờ, Y sẽ thành công hơn.” Sứ mạng được giao phó cho Y phải thi hành với tất cả khả năng và phương tiện của Y chứ không phải của kẻ khác. So sánh ḿnh với kẻ khác chính là một sự sai lầm vậy.

Rất ít người hiểu đúng thành ngữ “Bức Tường Bảo Vệ.” Đó là một biểu tượng thật đẹp, nhưng cũng như mọi biểu tượng khác, chúng ta không nên hiểu quá xa. Không có sự nguy hiểm nào đe doạ Nhân Loại cả, nếu không phải do chính họ tạo ra. Chúng ta không có kẻ thù nào khác hơn chính ḿnh. Mỗi người đều chịu trách nhiệm về sự lỗi lầm của ḿnh và thực ra không ai có thể giúp cho một người nào giải thoát giùm Y được. Tất cả những ǵ người khác có thể làm chính là chỉ dẫn cho Y cách gỡ rối, hoặc đặt Y vào một hoàn cảnh nào đó, mà nếu không đề pḥng, Y phải chịu đau khổ. Ngoài đời, một người cho rằng Y bị xúc phạm bởi những lời nhục mạ của một kẻ khác, thật ra nếu người ấy nổi giận là làm hại chính ḿnh. Không có ǵ bắt buộc Y phẫn nộ. Người ta nói rằng sự giận dữ là một điều tự nhiên; đối với người chưa tiến bộ điều ấy có thể xảy ra, nhưng đối với người có giáo dục chút ít th́ không.

Thành ngữ “từ khi con người thành người” có thể giải thích theo hai nghĩa. Hoặc là Bức Tường Bảo Vệ đă có từ thuở con người thành người, hoặc bức tường nầy đă được dựng lên v́ con người yếu đuối tự làm hại ḿnh rất nặng nề, trừ phi Y nhận được sự giúp đỡ, che chở, hoặc hướng dẫn từ Cơi trên. Có lẽ cả hai sự giải thích trên đều đúng. Chúng ta biết rằng Quần Tiên Hội rất cổ xưa và đă có trước khi Nhân Loại khá tiến hoá để có thể đào tạo được các Bậc Chơn Tiên. Và các Đấng Cao Cả nầy đă thuộc về những Dăy Hành Tinh khác cổ xưa hơn.




CHƯƠNG 7

CON ĐƯỜNG CỦA BẬC ARYA
296. Trên con đường Sowan, hỡi Srotapatti, con đă được yên ổn. Thật thế trên con đường nầy kẻ hành hương mệt mỏi chỉ gặp cảnh tối tăm, tuy bị gai cào chảy máu, chân bị đá rắn nhọn cắt đứt và Ma Vương tấn công với những vũ khí lợi hại nhất – bên kia con đường một phần thưởng lớn lao đang chờ sẵn.

297. B́nh tĩnh và kiên tŕ, kẻ hành hương lướt trên ḍng sông đưa đến Niết Bàn. Người biết rằng chân càng chảy máu bao nhiêu, th́ chính người sẽ càng được rửa sạch bấy nhiêu. Người biết rằng sau bảy kiếp Luân Hồi ngắn ngủi và nhanh chóng, Niết Bàn sẽ ở trong tay Người.

298. Đó là con đường Dhyana, bờ bến của Nhà Yogi, mục đích chí phúc mà vị Srotapattis khao khát.

C.W.L.- Sowan là danh từ Phật Giáo, nó cũng có nghĩa là Srotapatti - người được Điểm Đạo lần thứ Nhứt. Ở đây gọi là con đường Dhyana, tức là sự tham thiền giúp người vượt qua các Cảnh của Cơi Bồ Đề một cách liên tục để được Điểm Đạo lần thứ Tư, rồi sau đó người bước vào Cơi Niết Bàn.

Người không dừng bước, dấn thân trên con đường của bậc La Hán đưa đến cửa Bát Nhă (Prajna). Danh từ nầy có lẽ chỉ sự dứt bỏ chướng ngại cuối cùng là sự vô minh hay Avidya. Chúng ta thấy dịch là “Vô Minh” không thật chính xác, đúng hơn có thể dịch là “Thiếu Minh Triết.” Ư tưởng đó có nghĩa: Dù con người đă thu hoạch được kiến thức về những sự vật bên ngoài, Y vẫn Vô Minh; nhưng khi Y hoạch đắc được kiến thức do sự quan sát nội tâm, khi Y đứng trước Chơn Ngă, Đấng Duy Nhất, hiện diện trong mỗi người, Y sẽ thấy được bản tính thâm sâu của tất cả sự vật, Y sẽ trở nên một bậc Hiền Triết. Jnana có nghĩa là Minh Triết và trong chữ Prajna cũng có nghĩa như thế, tiếp đầu ngữ Pra bao hàm ư niệm hoạt động hay tiến bộ. Do đó Prajna có khi được dịch là “tâm thức,” có khi dịch là “trí huệ,” hoặc dịch là “phân biện,” hay là “minh triết.”7:31 PMTrên thực tế, điều đó không có nghĩa là Bậc Đắc Pháp hiểu biết tất cả, nhưng Ngài có thể sử dụng mọi kiến thức theo ư muốn. Chẳng hạn lần đầu tiên khi tôi được đặc ân gặp Đức Thầy Morya, th́ Ngài nói tiếng Anh chưa được hoàn chỉnh và bằng một giọng rất nặng. Rồi từ đó Ngài nói rất dễ dàng, mặc dù giọng nói chưa hoàn toàn. Đức Thầy Kuthumi luôn luôn nói tiếng Anh rất đúng và không có chỗ khuyết điểm nào về âm điệu, nhưng vẫn c̣n một vài đặc điểm nhỏ như người ta có thể nhận thấy ở mọi người, và nhờ đó chúng ta mới có thể nhận ra bút pháp của Ngài.

Tôi c̣n nhớ một trong những kinh nghiệm đầu tiên của tôi. Một trong các Đức Thầy muốn gởi một bức thư bằng chữ Tamil. V́ Ngài không biết chữ đó, nên Ngài nhờ một vị Đệ Tử biết rành thứ tiếng ấy nghĩ ra trong trí những ǵ Ngài muốn nói. Rồi Đức Thầy theo dơi cách những tư tưởng ấy được diễn tả trong trí của vị Đệ Tử và thế là Ngài tạo được một bức thư đúng theo ư Ngài, mặc dù trong xác thân của Ngài, Ngài không biết được ư nghĩa những biểu tượng của chữ viết.

Tôi nhớ rằng ḷng sùng mộ và tôn kính của tôi có hơi bị va chạm trước ư tưởng một Đấng Chơn Sư lại có thể không biết chữ Tamil; nhưng tôi kịp nghĩ ra ngay rằng đối với một Vị Chơn Tiên biết tất cả theo quan điểm chúng ta vẫn không cần thiết. Tôi c̣n nhớ lời nói của một người rất thông minh về một điểm trong vấn đề Thiên Văn Học hay một Khoa Học khác. Một người bạn của Y lấy làm lạ khi thấy Y dốt về vấn đề ấy nên đă nói với Y: “Có thể anh không biết về vấn đề đó sao?” Y đáp: “Không, tôi không biết thật. Hơn nữa, dù bây giờ anh nói với tôi như thế, tôi vẫn gác ư tưởng đó qua một bên và có thể quên nó hoàn toàn. Bộ óc tôi không thể chứa thêm một số kiến thức nữa, vả lại tôi muốn chọn một ngành chuyên môn theo sở thích của tôi.”

Khả năng của bộ óc chúng ta có giới hạn, thu thập quá nhiều kiến thức lạ đối với đời sống và việc làm của chúng ta là một thái độ thiếu khôn ngoan. Tôi gặp một thanh niên nói với tôi rằng Y đă đọc nhiều quyển sách tham khảo trong một thư viện ở miền Bắc Anh Cát Lợi một cách hăng say, cho đến một ngày kia Y tính thời gian mà Y dùng để đọc hết tất cả những sách Y muốn nghiên cứu trong thư viện đặc biệt đó xem bao lâu. Y thấy rằng nếu mỗi ngày Y dành 8 giờ đồng hồ để đọc sách, th́ Y cần phải sống khoảng 500 kiếp mới đọc xong! Do đó Y quyết định chọn lựa thật kỹ lưỡng số sách sẽ đọc.

Vậy chúng ta phải thu thập những kiến thức nào? Đó là một trong những vấn đề quan trọng của cuộc sống. Luật Nhân Quả sẽ đặt trong tầm tay chúng ta tất cả những ǵ cần hiểu biết đối với sự tiến hoá trực tiếp của chúng ta. Chúng ta có thể tiến xa hơn và dành th́ giờ lẩn năng lực của chúng ta cho một sự học hỏi, không có lợi cho chính ḿnh, nhưng rất quan trọng đối với kẻ khác. Càng học hỏi chúng ta càng thấy dốt nát trước sự vật mênh mông như biển cả. Chúng ta giống như những con sâu nhỏ ở trong một cái pḥng to, đang nh́n từ một góc pḥng.

Khi quan sát những kiếp sống dài đăng đẳng, chúng ta sẽ thấy ḿnh nhỏ bé trước cảm thức mênh mông đó. V́ có những thời kỳ dài như thế, nên chúng ta phải dùng đến sự phân điểm biến vị (the precession of the equinoxes) để giới hạn chúng. Những Nhà Thiên Văn quy định nó khoảng 25 ngàn năm, c̣n những người có nhăn quang cao siêu định cho nó khoảng 31 ngàn năm. Nếu trong những vấn đề nầy các dữ kiện Khoa Học thiếu chính xác, chính v́ sự sưu tầm căn cứ trên một kỳ gian hơi ngắn - chỉ vài trăm hoặc vài ngàn năm nếu người ta tính theo niên giám Chaldeans. Như vậy những sự quan sát thu hẹp lại thành một ṿng cung thật nhỏ mà chúng ta phải suy diễn ra toàn bộ, đến nỗi sự sai lầm nhỏ nhặt bị gia tăng gấp nhiều lần. Nhưng không có ǵ c̣n ư nghĩa khi so với tuổi của Phạm Thiên, tức là 311.040.000 triệu năm. Sau cùng, những khoảng cách lớn nhất mà chúng ta có thể tưởng tượng đă trở nên vô nghĩa đối với những năm ánh sáng phân cách các v́ sao.

Chúng ta có thể tưởng tượng ra hai loại hay hai mẫu người nghiên cứu. Có người học hỏi bằng cách tích trử hàng khối kiến thức. Có người chỉ đọc một số sách được chọn lọc kỹ lưỡng và chỉ thu thập những kiến thức cần thiết cho Y ở trong đó. Kiến thức của Vị Chơn Sư cũng hơi giống với kiến thức của những người thuộc hạng thứ nh́. Ngài không cần có một thư viện, nhưng Ngài có khả năng biết trong phút chốc tất cả những ǵ Ngài cần đến. Muốn hiểu một đối tượng chăng, Ngài có thể đồng hoá với đối tượng ấy, đi sâu vào nó, rồi thong thả quan sát những chi tiết phụ thuộc.7:46 PM 299. Khi con đă vượt qua con đường ấy và đến con đường của vị La Hán, th́ không c̣n phải như thế nữa.

300. Nơi đó Klesha đă hoàn toàn bị tiêu diệt, những gốc rễ của Tanha đă được nhổ sạch. Nhưng hỡi Đệ Tử, con hăy chờ đợi . . . c̣n một lời nữa. Con có thể nào huỷ diệt ḷng từ bi thiêng liêng chăng? Ḷng từ bi không phải là một đức tính phụ thuộc. Đó là Pháp của các Pháp, là sự điều hoà vĩnh viễn, Chơn Ngă của Alaya; một tinh chất đại đồng vô bờ bến, ánh sáng của sự công chính trường tồn, sự thích ứng với vạn vật, luật bác ái vĩnh cửu.

301. Con càng hiệp làm một với ḷng từ bi, bản thể của con càng tan trong bản thể của nó, Linh Hồn càng hợp nhất với cái hằng hữu, con càng trở nên từ bi tuyệt đối.

302. Đó là con đường Arya, con đường của Chư Phật trọn lành.

Về đoạn nầy Bà Blavatsky chú thích như sau: “Klesha là sự ưa thích khoái lạc hay sung sướng ở đời, tốt cũng như xấu,” c̣n Tanha là sự tham sống, là nguồn gốc của sự Luân Hồi.” Theo thuật ngữ, người Ấn Độ hiểu chữ Klesha là một mê luyến Cơi Trần dưới năm h́nh thức tạo ra những sự ưu phiền và chướng ngại lớn lao trên Đường Đạo. Chúng tôi đă đề cập đến vấn đề nầy trong Phần thứ Nhứt. Như đă giải thích Tanha có nghĩa là Chơn Nhơn khao khát những rung động mănh liệt dưới Thế Gian trong giai đoạn tiến hoá đầu tiên của nó, nhờ đó nó đă hiểu rơ về đời sống của nó hơn.

Cũng có một chú thích khác về ḷng từ bi như sau:

Ḷng từ bi đó không nên hiểu là “Thượng Đế, T́nh Thương Thiêng Liêng” theo nhăn quang của Nhà Thần Học. Ở đây ḷng từ bi là luật trừu tượng vô ngă mà bản chất là sự điều hoà tuyệt đối những rối loạn do sự bất hoà, đau khổ và tội lỗi gây nên.

Ở đây tôi luôn luôn có cảm tưởng rằng h́nh như nhà sáng lập vĩ đại của chúng ta đối xử không mấy công bằng với những Nhà Hữu Thần Luận. Bà nói không nên nghĩ rằng ḷng từ bi tuyệt đối như Thượng Đế, T́nh Thương Thiêng Liêng. Về phần tôi, tôi nghĩ rằng nên nghĩ như thế nhưng đồng thời chúng ta cũng phải tạo thêm một ư niệm cao cả siêu việt về Đức Thượng Đế, T́nh Thương Thiêng Liêng hơn nhiều người đă quan niệm.

Trong những tác phẩm về ḷng sùng tín ư niệm ấy đều mang một đặc tính cá biệt. Trong vài quyển sách Công Giáo La Mă về ḷng kính tín; cũng như trong những tác phẩm của Phái Vô Vi, chúng tôi đă thấy có những thành ngữ như “Đấng Christ, Người yêu của Giáo Hội,” dường như thích hợp với t́nh thương của Nhân Loại tại Cơi Trần hơn. Bên Ấn Độ, những tín đồ của Phái Chaitanya cũng như các Phái khác cũng dùng những cách diễn tả cụ thể tương tự như thế; họ nói về ḷng từ bi giống như t́nh thương của loài người, nhưng vinh diệu hơn.

Có lẽ v́ thế mà Bà Blavatsky cho rằng chúng ta không nên đồng hoá ḷng từ bi tuyệt đối với ư niệm về T́nh Thương Thiêng Liêng. T́nh Thương Thiêng Liêng mănh liệt hơn nhưng rất trừu tượng, khi diễn tả bằng lời; nó không phải là một đặc tính của Thượng Đế, nhưng chính là Ngài; Ngài là tất cả t́nh thương và không có cái ǵ hiện hữu mà không phải là t́nh thương. Vậy tôi cho rằng ḷng từ bi tuyệt đối chỉ là cái mà chúng ta gọi là Thượng Đế, không phải là Đức Thượng Đế hữu ngă, mà là một thực tại tối hậu ẩn tàng trong chốn thâm sâu nhất của vạn vật. V́ đó là ḷng từ bi tuyệt đối, nên chúng ta là một đối với kẻ khác. Chúng ta cảm thấy cần phải giúp đỡ họ.8:28 PMCác giai đoạn của samadhi là ǵ?
Hai loại samadhi c̣n lại là những trạng thái tâm thức rất đặc biệt. Sau khi tám chi (yama, niyama, asana, pranayama, pratyahara, dharana, dhyana, và samadhi) được làm chủ, samadhi là phương tiện được sử dụng để lặn qua ư thức.

http://thongthienhoc.com/NHUNG%20BUC%20THU%20CHON%20SU%20GUI%20CHO%20SINNETT%20TIET%20II.pdf


 

 

 http://thongthienhoc.com/bai%20vo%20nhungbucthuchonsuguichosinnettp.htm

http://thongthienhoc.com/NHUNG%20BUC%20THU%20CHON%20SU%20GUI%20CHO%20SINNETTE%20TIET%20VII.pdf