Họp Thông Thiên Học ngày 18  tháng 8 năm 2018

  Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyTiengNoiVoThinh.htm
 6:59 PM Chúng ta nên hiểu rằng trong Kama-Manas hay Chitta của người Ấn Độ là một phần lớn của Thể mà người Thông Thiên Học gọi là Cái Vía. Bà Blavatsky cũng đề cập đến bốn phần của Cái Trí. Trước hết là Manas-Taijasi, tức Manas chiếu diệu rực rỡ, là Buddhi thật sự hay ít ra là trạng thái của con người khi Manas của y thấm nhuần trong Buddhi lúc y từ khước mọi ư muốn tư kỷ. Kế đó là Manas chính thực, tức Manas cao siêu, là Cái Trí suy tư trừu tượng. Kế đó nữa là Antahkarana, thuật ngữ chỉ được Bà Blavatsky dùng để chỉ sự liên lạc, con kinh hay chiếc cầu nối liền Thượng Trí (Higher Manas) và HạTrí (Kama-Manas) trong sự luân hồi. Sau cùng là Kama-Manas, Hạ Trí, theo lư thuyết của chúng ta là Tiểu Ngă hay Phàm Ngă.

Đôi khi Bà gọi Manas (Cái Trí) là Deva-Ego, tức là Chơn Ngă thiêng liêng để phân biệt với Phàm Ngă (the Personal Self). Thượng Trí thiêng liêng v́ nó có tư tưởng tích cực hay kriyashakti, là năng lực thực hiện. Thật ra mọi việc làm của chúng ta đều là công nghiệp thuộc quyền năng của Cái Trí. Không phải nhờ bàn tay của Nhà Điêu Khắc song nhờ sức mạnh tinh thần điều khiển bàn tay ấy mà tác phẩm chạm trổ đă hoàn thành. Thượng Trí thiêng liêng v́ nó là kẻ suy tư tích cực, sử dụng những đức tính của chính đời sống nội tâm của nó chiếu diệu ra bên ngoài. Đó là ư nghĩa của chữ thiêng liêng (divine), mà ngữ căn div có nghĩa là chiếu sáng. C̣n Hạ Trí, là một tấm gương phản chiếu tầm thường; như những vật bằng vật chất khác, tự nó chẳng có ánh sáng; đó là một vật trung gian để cho ánh sáng hay âm thanh đi xuyên qua; đó là chiếc mặt nạ, không hơn không kém.

Trong những tác phẩm Thông Thiên Học, Antahkarana thường được xem như sự liên lạc nối liền Đại Ngă cao siêu hay Chơn Nhơn với Tiểu Ngă thấp thỏi hay Phàm Ngă. Trong Tiểu Ngă, chitta phải phục tùng tất cả, đến nỗi đời sống của chúng ta dưới Thế Gian có thể so sánh với kinh nghiệm của một người cố gắng lội trong vực thẳm. Hơn nữa, sau khi chết, sớm hay muộn ǵ y cũng tiếp tục sống một thời gian trên Cơi Thiên Đường. Con người bị lung lay đủ mọi hướng, y thấy rất nhiều sự vật, nhưng thay v́ nghiên cứu chúng với Cái Trí an tịnh và trầm tĩnh, y lại làm việc ấy với Kama-Manas (Hạ Trí), do đó y không nắm được những ǵ đă biểu lộ trước Linh Hồn. Ngược lại, trên Cơi Trời, Chơn Nhơn có thể mở rộng Antahkarana v́ bây giờ tất cả đều thanh tịnh; không có kinh nghiệm mới nào cần phải gặt hái thêm; rồi từ đó không có ǵ ngăn cản không cho nó nhớ lại một cách an tĩnh những kinh nghiệm xưa để sống lại với chúng một cách nhàn hạ và gặt hái vài thứ tinh hoa trong Chơn Nhơn (Deva-Ego), v́ đó chính là sự lợi lạc của nó. Như thế, rất thường Chơn Nhơn thật sự bắt đầu chu kỳ đời sống của chính nó lúc nó bước vào Cơi Thiên Đàng và trong thời kỳ thu thập những kinh nghiệm, nó chỉ chú ư đến Phàm Nhơn chút ít thôi.

Trong trường hợp nầy, trạng thái của Cái Trí (theo bảng phân loại của Bà Blavatsky) được gọi là Antahkarana ít khi chuyển vận trước giai đoạn sống trên Cơi Thiên Đàng. Nhưng muốn trở nên thành thạo tại Cơi Trung Giới và Cơi Hạ Thiên trong khi sống bằng xác thân tại Cơi Trần, con người phải chuyển những năng lực mănh liệt của Chơn Ngă cao siêu xuống và xuyên qua Con Kinh ấy (Antahkarana), bằng cách thực hành Dharana hay tập trung tư tưởng và hoàn toàn làm chủ Phàm Nhơn. Nói cách khác, y phải xóa bỏ những trốt xoáy của Thể Vía và Thể Trí. Người có thiên tài trên một phương diện đặc biệt có thể tập trung tư tưởng dễ dàng bằng một năng lực vô cùng mănh liệt vào công việc riêng tư của y, nhưng khi nghỉ ngơi, đời sống b́nh thường của y rất có thể c̣n biểu lộ một số trốt xoáy. Đó là sự việc chúng ta không muốn, mục đích của chúng ta là hủy diệt hoàn toàn những trốt xoáy để thanh lọc những yếu tố bất hảo trong Hạ Trí, khiến cho nó an tịnh và trở nên kẻ phụng sự biết vâng lời Chơn Ngă cao siêu trong mọi lúc.

Những trốt xoáy nầy có thể kết tinh và thật ra chúng không ngừng kết tinh thành những thành kiến vô định, tạo nên những sự cô động vật chất thật sự giống như nhiều mục cóc hiện trên Thể Trí. Vậy khi con người cố gắng nh́n ra ngoài, xuyên qua những điểm đặc biệt đó của Thể Trí, th́ cái nh́n của y không được rơ rệt; tất cả đều bị biến thể, v́ trên những điểm đó vật chất tạo thành Thể Trí không c̣n sống động và lưu chuyển nữa mà ngưng đọng lại và bị biến đổi. Muốn chữa trị chứng nầy phải tự học hỏi, sắp xếp cho chất khí linh hoạt trở lại; kế đó các thành kiến sẽ lần lượt bị cuốn theo ḍng và tiêu tán.

Nếu Cái Trí là kẻ đại phá hoại sự thật, chính v́ xuyên qua Thể ấy chúng ta không thấy một đối tượng nào đúng thật là nó, nhưng chỉ là những h́nh ảnh mà chúng ta có thể tạo ra và những h́nh tư tưởng được chúng ta tạo tác nầy phải truyền đạt đến mọi vật màu sắc đặc biệt của chúng. Bạn hăy để ư đến hai người có những thành kiến khác nhau, đứng trước những hoàn cảnh như nhau và đều đồng ư về nguyên nhân của những biến cố, đă thuật lại sự kiện ấy hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên đó chính là những điều xảy ra đối với những người thường. Chúng ta không biết rằng chúng ta đă làm biến thể mọi vật một cách vô lư như thế. Người Đệ Tử phải vượt qua điều đó; y phải “tiêu diệt kẻ phá hoại.” Cố nhiên y không được hủy diệt Cái Trí của y, v́ y không thể không dùng đến nó, nhưng y phải chế phục nó. Cái Trí là vật sở hữu của y, chứ không phải là cá nhân y, mặc dầu nó cố gắng làm cho y tin nó là y. Cách tuyệt hảo để ngăn cản Cái Trí vẩn vơ là phải sử dụng đến ư chí. Thể Trí cũng như Thể Vía luôn luôn cố gắng t́m cách dẫn dụ cho bạn tin rằng những sự ham muốn của chúng là những sự ham muốn của bạn. Chúng ta phải làm chủ một cách chắc chắn cả hai.

Dù những trốt xoáy làm cho Cái Trí chứa đầy những thành kiến sai lầm đă biến mất, song vẫn c̣n nhiều ảo ảnh. Việc phiên dịch chữ Phạn avidya ra chữ “vô minh” có thể không thật xác đáng, dù chữ ấy vẫn thường được công nhận. Trong chữ Phạn có nhiều sắc thái tế nhị khó dịch ra chữ Anh. Vấn đề trong trường hợp nầy có thể là thiếu minh triết hơn là vô minh. Dù kiến thức vô cùng quảng bác cũng không thể sánh được với minh triết, v́ kiến thức liên hệ với vật thể lẫn thời gian và không gian, trong khi sự minh triết liên hệ đến Linh Hồn hay tâm thức tiềm nhập trong những vật thể nầy. Một Nhà Chính Trị minh triết hiểu được nguyện vọng của dân chúng; một bà mẹ sáng suốt hiểu được ư muốn của các con bà. Dù con người có tất cả những kiến thức liên hệ đến sự vật ở Cơi Trần, nếu y chỉ có nhăn quan có tính chất Duy Vật chớ không nh́n xuyên qua Sự Sống, th́ y c̣n trong ṿng vô minh hay thiếu sự minh triết. Bà Blavatsky có nói rằng: “Thường th́ trí thông minh hoạt động nhờ ở sự minh triết.” Từ sự thiếu sáng suốt hay vô minh, c̣n phát sinh ra bốn trở ngại lớn lao đối với sự tiến bộ tinh thần, tính chung tất cả là năm trở ngại được gọi là Kleshas.

Nếu Avidya là trở ngại đầu tiên, th́ trở ngại thứ nh́ là Asmita, tức ư niệm “Ta là Cái Ấy” hay cái mà một ngày kia Đức Thầy gọi là “Tư Ngă” (Self- Personality). Dưới ảnh hưởng của đời sống, Phàm Ngă trở nên một nhân vật thật đặc biệt có một Thể Xác, Thể Vía và Thể Trí hợp với y. Điều nầy không có ǵ bất lợi, nếu các Thể đó tốt. Nhưng nếu đời sống nội tâm làm cho nó tin rằng nó chính là Phàm Nhơn ấy, nó sẽ chạy theo tư lợi, thay v́ sử dụng chúng cho những cứu cánh tinh thần.

Từ hậu quả của sự sai lầm thứ hai nầy, con người khao khát sự giàu sang, quyền thế và tiếng tăm lẫy lừng. Khi kiểm điểm nhà cửa của họ ở đồng quê và thành thị, những du thuyền và xe hơi, sự giàu có khiến họ sinh ra kiêu căng và tưởng ḿnh quan trọng, v́ được tiếng chủ nhân ông; hoặc khi nghe tên tuổi ḿnh được nhắc nhở khắp nơi, biết rằng hàng ngàn người tán dương ḿnh (dù bằng lời lẽ nghiêm khắc, v́ sự hiển đạt thường làm cho kẻ vô danh khoái trá), người ta tưởng rằng ḿnh là một nhân vật vĩ đại. Đó là “Tư Ngă,” một trong thói dị đoan to lớn nhất dưới Thế Gian, và đối với mọi người nó là nguồn gốc của không biết bao nhiêu sự đau khổ. Trái lại, con người Duy Linh cho rằng ḿnh sống hạnh phúc nếu y có thể làm chủ xác thân và lư trí của y; y thích nhớ trong trí h́nh ảnh của hàng ngàn kẻ khác để giúp đỡ họ, hơn là thấy một cách thích thú h́nh ảnh của ḿnh được đề cao và ca ngợi trong ư tưởng riêng tư của họ. Vậy Tư Ngă là một trở ngại lớn lao chống lại việc Chơn Ngă cao siêu sử dụng Phàm Ngă và do đó ngăn trở sự tiến bộ Tinh Thần.

Trở ngại thứ ba và thứ tư có thể t́m hiểu chung: Đó là Raga và Dvesha, Yêu và Ghét, thu hút và đẩy lui; hai chứng nầy cũng bắt nguồn từ chính Tư Ngă ấy. Không phải Tư Ngă biểu lộ những sự ưa thích của nó. Cũng giống như một chiếc xe ô tô có ư kiến riêng, nó tỏ ra bất măn khi chủ nó lái trên con đường xấu, hoặc lộ vẻ khoan khoái chạy trên con đường bằng phẳng. Đối với chiếc xe mặt đường có thể không tốt, nhưng đối với anh tài xế, điều quan trọng là phải có một con đường, v́ y có một mục tiêu và nếu không có đường giao thông th́ y khó đến đó được. Có nhiều ghế, ḷ sưởi, đèn điện và ḷ hơi thật là tiện lợi, nhưng muốn tiến bộ phải thấy trong xứ chẳng những về vật chất mà c̣n những ǵ luôn luôn liên hệ đến tâm tư và t́nh cảm. Người ta thích những vật phù hợp với sự tiện lợi thông dụng và thói quen của ḿnh; tất cả những ǵ gây xáo trộn cho họ đều “xấu”; những ǵ thuận lợi cho họ đều “tốt.” Cách nhận xét đời sống như thế không thích hợp với sự tiến bộ Tinh Thần. Chúng ta không từ chối hạnh phúc khi nó đến với ḿnh, nhưng phải xem thường nó và chấp nhận đời sống như tất cả những việc xảy đến cho ḿnh. Chúng ta không nên quan tâm đến những ǵ ḿnh ưa thích hoặc không ưa thích. Cái ǵ tốt hay xấu chỉ nên để cho Chơn Ngă cao siêu phán xét trong sự b́nh tĩnh của nó.

Kế đó sự trở ngại thứ năm là Abhinivesha: Đó là trạng thái của con người chú tâm, thiết lập, bị ràng buộc vào h́nh thái nầy hay h́nh thái khác của sự sống hoặc Phàm Ngă. Hậu quả của sự trở ngại nầy là việc sợ già và sợ chết. Con người thật sự quên đi lẽ đương nhiên nầy, nhưng khi ngày giờ đă điểm Phàm Nhơn không thể nào thoát khỏi. Chướng ngại thứ năm cũng có thể thật sự làm tê liệt đời sống của chúng ta; con người dùng tuổi thanh xuân của ḿnh để bảo toàn hạnh phúc và sự an ổn cho tuổi già; khi trở về già, họ muốn t́m lại thời hoa niên đă mất hoặc ngại dùng xác thân của họ, v́ sợ tổn thọ. Họ giống như người mua chiếc xe ô tô đẹp rồi cứ ngồi trong xe, không chịu rời khỏi nhà xe, khoái trá v́ của mới tạo đó, nhưng không muốn sử dụng nó, v́ sợ hư hỏng. Bổn phận của chúng ta là tuân theo ư chí của Chơn Ngă cao siêu, nếu cần chúng ta phải sẵn sàng chết để phụng sự nó.

Tất cả những trốt xoáy đều phát sinh từ năm chướng ngại nầy; sự định trí và tham thiền là phương tiện xóa bỏ chúng hoàn toàn. Khi Kama-Manas không c̣n hướng đến sự thấp kém nữa, th́ Manas mới có thể vươn lên và trở thành Manas-Taijasi (Thượng Trí).


 Phúc có thắc mắc khi đọc đến đoạn trích bên dưới trong cuốn bên dưới, xin giải đáp trong giờ học về cuốn đó: Luận về Huyền linh thuật

Trích : trang 25 Việt - 28 Anh
thanh chỉ hướng xuất phát từ bên ngoài toàn bộ thái-dương-hệ chúng ta. Cách duy nhất mà trong đó chúng ta có thể có một sự nhận thức về diễn trình tiếp theo trong việc mở rộng tâm thức thiêng liêng trong con người, là nghiên cứu mối quan hệ của thể trí với não bộ và lưu ý những gì đi theo khi não bộ (brain) trở thành dụng cụ sáng suốt của thể trí (mind); kế đó nghiên cứu sự liên quan của linh hồn với thể trí và những gì xảy đến khi con người được linh hồn mình hướng dẫn, và sử dụng thể trí để kiểm soát các hoạt động ở cõi trần qua trung gian của bộ óc. Trong ba cái này – linh hồn, thể trí và bộ óc – chúng ta có sự tương đồng và manh mối cho sự hiểu biết về tinh thần, linh hồn và xác thân,và các chức năng hỗ tương của chúng. Điều nàyđã là chủ đề (subject matter) của quyển Ánh Sáng của Linh Hồn. Dựa trên sự hoàn thiện của các điều kiện được đề cập trong sách đó, vẫn còn một mở rộng khác nữa tiếp theo, khi trạng thái tinh thần, tức cội nguồn năng lượng phát ra của con người, bắt đầu sử dụng linh hồn (xuyên qua trực giác) và bắt đầu tạo ấn tượng lên linh-hồn- thức các định luật, các tri thức, các mãnh lực và các linh hứng vốn sẽ làm cho linh hồn thành dụng cụ của tinh thần hay Chân Thần, giống như con người cá biệt, ở một giai đoạn trước đó (xuyên qua thể trí), đã trở thành dụng cụ của linh hồn. Trong giai đoạn trước đó, sự phát triển có hai mặt. Khi linh hồn đảm trách việc kiểm soát, xuyên qua thể trí, nhờ thế mà bộ óc đã trở nên đ{p ứng với linh hồn. Con người đã được thức tỉnh trước sự hiểu biết về chính mình như y đã thực sự thức tỉnh và hiểu biết đối với ba cõi tiến hóa bình thường của y; về sau yđã trở nên có tập thể thức và không còn là một cá thể tách biệt nữa. Khi linh hồn được đưa vào dưới sự chi phối của tinh thần, hai giai đoạn tương tự cũng được nhìn thấy:

Hỏi 1:
-bộ 3 Linh hồn-Thể trí-Bộ óc con người, sẽ liên kết lại khi nào ? Việc này giúp ích ǵ ?
-Nếu năo bộ trở thành dụng cụ cho Thể trí th́ loại người nào đạt được tŕnh độ này và làm được việc ǵ ?
-khi Linh hồn bị sự chi phối của Chân thần, khả năng làm được việc ǵ ?
-sự khác nhau của quan năng từng loại trên ntn ?