Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyTiengNoiVoThinh.htm
CHƯƠNG 3
SỐNG LÀ HÀNH ĐỘNG
123. Nếu ai nói với con rằng muốn thành La Hán con phải chấm dứt thương yêu mọi người, th́ con hăy đáp lại là họ nói láo.
124. Nếu ai nói với con rằng muốn được giải thoát con phải ghét mẹ, bỏ con, đừng nh́n cha nữa, mà chỉ gọi người là gia trưởng thôi, v́ con phải diệt ḷng trắc ẩn đối với người và vật, con hăy nói cho họ biết là họ nói vô lư.
125. Đó là Giáo Lư của bọn Tirthikas, hạng người ngoại đạo.
126. Nếu ai dạy con rằng tội lỗi do hành động gây ra và muốn được hạnh phúc phải tuyệt đối không làm ǵ cả, con hăy nói cho họ biết là họ lầm. Không tiếp tục công việc của loài người, giải thoát tâm trí khỏi ṿng nô lệ bằng cách thôi gây tội lỗi suông không phải là việc thích đáng đối với Chơn Nhơn đang chịu Luân Hồi. Đó là lời của Tâm Pháp.
C.W.L.- Gọi một người là Gia Trưởng, tức là cho rằng quyền lợi của Y c̣n bị ràng buộc với những sự vật Thế Gian, nhưng đối xử với Y một cách khinh bỉ như thế chứng tỏ rằng chắc chắn tính ngạo mạn và gắt gao của con đường lầm lạc sẽ đưa đến tà thuyết hắc ám, coi t́nh thương Nhân Loại như là một t́nh cảm đơn thuần. Dù thí sinh đă vượt khỏi những sự ham muốn riêng tư cho cá nhân ḿnh, Y cũng không thể khinh bỉ những người c̣n ở trong giai đoạn tiến hóa đầu tiên hoặc lảng quên họ. Ḷng từ bi và ư muốn giúp đời mănh liệt phải là những đức tánh tự nhiên của Y.
Trong chú thích sau đây Bà Blavatsky cho rằng thành ngữ “Gia Trưởng” phải được giải thích theo nghĩa ẩn dụ:
Rathapala, vị Đại La Hán trong chuyện Thần Tiên Rathapala Sutrasanne, đă gọi cha Ngài như thế. Nhưng tất cả những chuyện Thần Tiên thuộc loại nầy đều là những ẩn dụ (chẳng hạn cha của Rathapala có một ngôi nhà bảy cửa), do đó mới có sự trách cứ những người hiểu các chuyện Thần Tiên theo nghĩa đen của chúng.
Bà Blavatsky mô tả bọn Tirthikas là “Hạng Bà La Môn khổ hạnh thường lai văng đến những Thánh Điện và nhất là theo bờ sông, những nơi linh thiêng là nơi thực hiện những Cuộc Tẩy Thể (Lễ Rửa Tội).” Tirtha theo nguyên nghĩa là “một nơi người ta đi qua.” Như thế chỗ ấy chính là nơi người ta đổ bộ lên, hoặc là một nơi Tẩy Thể, hoặc là mọi Thánh Điện dành cho mọi người hoặc cho đời sống cao thượng. Vậy Thánh Điện là nơi người ta thực hiện sự ḥa hợp đặc biệt giữa thế giới nội tâm và ngoại cảnh. Những người Bà La Môn chính thống và người Ấn Độ thường viếng những Tirthas như thế, chẳng hạn như Benares hay Hardwar, chắc chắn họ bị xem là vô tín ngưỡng, v́ họ không chấp nhận lời dạy của Đức Phật, cho rằng “con người phải tự ḿnh giải thoát chính ḿnh.”
Trong các buổi nói chuyện về quyển “Dưới Chân Thầy” chúng tôi đă dài ḍng đề cập đến sự cần thiết của hành động, dù thể xác hoạt động đến tối đa, con người vẫn có thể giữ trong thâm tâm sự trầm tĩnh, thăng bằng, an nhiên và dũng mănh. Theo Bà Blavatsky, các Chơn Nhơn Thiên Thần là những Chơn Nhơn c̣n phải chịu sự Luân Hồi, nhưng theo Đức T. Subba Row, danh từ nầy chỉ các Chơn Nhơn phát nguyện hợp tác với các vị Thiên Thần để phụng sự Thế Gian.
Dĩ nhiên giáo lư của quyển “Kim Huấn Thư” nhắm đến những người muốn hy sinh cho sự hoạt động thuộc loại ấy. Trong lúc nầy, những Chơn Nhơn hóa thân sẵn sàng chịu sự dạy dỗ và huấn luyện đặc biệt như thế rất hiếm: Chẳng hạn đi t́m những người sẵn sàng làm Đệ Tử Chơn Sư trong các khu phố phía Đông ở Luân Đôn hầu như không cần thiết. Nhưng thời gian qua những người cần phải được chăm sóc tăng rất nhanh và thật nhiều và trong ṿng vài trăm năm nữa, phải có nhiều vị La Hán để giáo hóa họ. Do đó, chúng tôi cần một số lớn những người phụng sự và đây chính là công việc đang chờ đợi nhiều người trong chúng ta.
127. Nhăn Pháp là hiện thân của cái bên ngoài và cái bị hư hoại.
128. Tâm Pháp là hiện thân của Bồ Đề, cái trường tồn và vĩnh cửu.
Chữ Dharma ở đây có thể dịch là “h́nh thức Tôn Giáo,” và chữ Bồ Đề có nghĩa là “Minh Triết.”
129. Cái đèn cháy sáng tỏ khi tim và dầu đều sạch sẽ. Muốn cho tim và dầu được sạch, phải có người lau chùi; ngọn lửa không biết có sự lau chùi đó. “Nhánh cây bị gió thổi rung chuyển, nhưng thân cây vẫn đứng yên.”
130. Sự hoạt động và bất động đều hiện hữu ở nơi con; xác thân con cử động, trí con yên tịnh, Tâm Hồn con trong suốt như hồ nước trên núi.
Dù những sự đau khổ gặp trên đường tiến hóa có ra sao đi nữa cũng chỉ có Phàm Nhơn gánh chịu. Chơn Nhơn bên trong biết được giá trị của kinh nghiệm, kể cả những kinh nghiệm đau đớn; do đó nó hoàn toàn thỏa măn. Nhiều người không hiểu sự đau khổ trước hết là một vấn đề đạo đức. Trong quyển “Thiên Chúa Giáo Bí Truyền,” Bà Hội Trưởng của chúng ta cho biết rằng có vài nhà Tử Đạo vĩ đại hoàn toàn hoan hỉ ngay trong lúc họ chịu những ǵ mà kẻ khác cho là khổ h́nh, v́ họ nghĩ đến biểu hiệu của sự vinh quang mà họ làm đối tượng chấp nhận sự đau khổ v́ t́nh yêu Thiên Chúa. Rốt cuộc quả thật những ư tưởng sai lầm hay vô minh là nguồn gốc của mọi sự đau khổ.
Sự đau đớn thể xác khó chịu đựng hơn cả. Đôi khi chúng ta có thể hướng ra ngoài, tự phân cách ḿnh với thân xác trong lúc đau đớn, nhưng làm như thế không thể nói là chúng ta chủ trị được nó. Nếu sự đau đớn gây ra bởi chứng bệnh đặc biệt trong đó có một con vi trùng phải phát triển, th́ không có một thứ lư luận nào giải thoát một người tầm thường khỏi sự đau đớn. Nhưng trong mọi trường hợp sự trầm tĩnh sẽ tạo được một t́nh thế khác biệt lớn lao. Thường thường nếu chịu khó, người ta có thể chế ngự được sự đau đớn của Thể Vía; người ta có thể phủ nhận, không chịu để cho t́nh cảm xâm nhập vào ư niệm khó chịu. Những xúc động thấp kém, như sự ganh ghét, ham muốn, kiêu căng và sợ hăi có thể gọi là những chứng bệnh thuộc Thể Vía. Chúng ta luôn luôn có thể hủy diệt chúng bằng cách cố gắng không ngừng để thay thế chúng bằng những cảm xúc đối nghịch lại. Sự đau đớn Thể Trí, nhất là sự ưu tư, c̣n dễ chủ trị hơn nữa.
Trong Nhân Thể (Causal Body) con người có thể cảm thấy lo âu, đó là lo lắng về sự bất toàn hay chưa đầy đủ của ḿnh, không hơn, không kém. Dù bị thất vọng về các khuyết điểm thuộc xác phàm, Y vẫn biết phải kiên nhẫn và bền chí. Y không vô minh, nhưng trên Thế Gian nầy chính sự vô minh làm cho nỗi khổ đau của chúng ta trở nên thấm thía. Trong thời thơ ấu, khi chúng ta c̣n vô minh, sự khổ nhọc trong một ngày dường như là một thảm kịch ghê gớm đối với chúng ta; nếu chúng ta hỏng thi, sự bắt buộc phải chờ đợi một năm nữa mới có dịp thi lại đối với chúng ta dường như một tai họa, mặc dù khi lớn thêm một tuổi, một năm dường như chẳng lâu dài ǵ. Đối với Phàm Nhơn, một kiếp sống bị thất bại dường như một thảm kịch, nhưng đối với Chơn Nhơn biết ḿnh đă trải qua hàng trăm hoặc hàng ngàn kiếp Luân Hồi rồi th́ đó không phải là một tai họa lớn lao.
Chơn Nhơn phóng ra Phàm Nhơn cũng giống như một người đánh cá quăng lưới vậy: Y không mong đợi được thành công ngay và nếu kéo lưới lên không có cá, Y cũng không thấy lo buồn. V́ sự theo dơi Phàm Nhơn chỉ là một trong những sinh hoạt của Y, Y rất có thể t́m sự an ủi trong những sự thành công gặt hái được trong các kiếp khác. Trong mọi trường hợp, đó chỉ là một ngày bị mất mát và Chơn Nhơn có thể nói: “Ồ! Chúng ta hy vọng ngày mai sẽ thành công hơn.” Thường Phàm Nhơn muốn cho Chơn Nhơn ở trên cao chú ư đến nó hơn, đó là điều Chơn Nhơn sẽ làm, nó có thể tin chắc như thế, khi nó tỏ ra xứng đáng, cũng như khi Chơn Nhơn xét thấy nó xứng đáng. Ông Sinnett đă diễn tả một cách khôi hài ước muốn đó của Phàm Nhơn; Ông nói cần phải có một ngôi trường để cho Chơn Nhơn học chăm sóc đến Phàm Nhơn của họ.
Đến tŕnh độ cao hơn kế đó - tại Cơi Bồ Đề - con người tiếp xúc với sự chí phúc mănh liệt là sự sống của Đức Thượng Đế; đồng thời Y đạt được sự tương quan mật thiết hơn đối với kẻ khác; trên các Cơi thấp, Y bắt đầu chia xẻ những sự đau khổ của họ; nhưng trên Cơi cao hơn, Y biết rằng họ là những Điểm Linh Quang và một niềm vui vô hạn đối với Y dường như giản lược sự đau khổ đến chỗ triệt tiêu. Như thế sự phiền năo và khổ đau chỉ có đối với Phàm Nhơn; nó chỉ tồn tại khi tâm thức trụ ở các Cơi thấp.
131. Con có muốn trở nên một Nhà Yogi trong ṿng thời gian không? Nếu có, th́ hỡi Đệ Tử :
132. Con chớ tin là ngồi trong rừng sâu, kiêu hănh giam ḿnh và sống cách biệt với người đời, con chớ tin rằng đói ăn rễ cây và khát uống nước tuyết trên núi cao, hỡi Đệ Tử, con chớ tin rằng các điều đó sẽ dắt con đến mục đích giải thoát tối hậu.
133. Con chớ tin rằng tự làm cho ḿnh găy xương, rách thịt là hợp nhất với Chơn Ngă tịch tịnh của con; con chớ tin rằng khi đă thắng được những tội lỗi của h́nh hài thô bỉ của con th́, hỡi nạn nhân của h́nh bóng của ḿnh, bổn phận của con đối với Vạn Vật và Nhân Loại đă chấm dứt.
Một lần nữa, ở đây Đức Aryasanga nói lên sự chống đối việc t́m kiếm đường lối giải thoát như phương tiện lẩn tránh bánh xe sinh tử Luân Hồi. C̣n Nhà Yogi trong ṿng thời gian là người tự ưng chịu sự khuất phục trước bánh xe sinh tử Luân Hồi để giúp đỡ Đồng Loại của ḿnh. Khi nghĩ đến thời gian vô tận mà Đức Phật Thích Ca và Đức Di Lạc Bồ Tát của chúng ta chuẩn bị cho công nghiệp vĩ đại của các Ngài, được tŕnh bày trong quyển “Chơn Sư và Thánh Đạo,” khi nghĩ đến những thời gian mênh mang của những kiếp Luân Hồi đó người ta cảm thấy khổ sở vô cùng. Chắc chắn, có thể đối với các Ngài thời gian không giống như chúng ta. Dù với các Ngài chúng ta không thể áp dụng đoạn Thánh Thi: “Trước mắt các Ngài ngàn năm chỉ bằng một buổi chiều trôi qua,” th́ cách quan niệm thời gian của các Ngài cũng tuyệt đối khác chúng ta. Vả lại, chắc chắn công nghiệp của các Ngài là một nguồn an lạc vô biên; như mỗi người đều biết qua kinh nghiệm, khi đang hưởng hạnh phúc th́ thời gian không đáng kể; trong trường hợp nầy chúng ta luôn luôn muốn thời gian được kéo dài thêm.
Phần nhiều trong các Tôn Giáo sự tu khổ hạnh đều bị quan niệm sai lầm. Theo cổ ngữ Hy Lạp Asketes có nghĩa thật giản dị là tập luyện như một lực sĩ, nhưng Giáo Hội đă sử dụng thuật ngữ nầy và thay đổi ư nghĩa của nó để áp dụng cho sự thực hành Hạnh Từ Bỏ dưới nhiều h́nh thức khác nhau hầu được tiến bộ trên đường tinh thần; v́ Giáo Hội cho rằng sự đam mê và ḷng khao khát, từ sự sa ngă ở ông Adam là thành lũy của tội ác cố hữu của loài người và do đó chúng phải được tiêu diệt bằng sự nhịn đói và sám hối. Trong các Tôn Giáo Đông Phương đôi khi người ta cũng gặp một ư niệm tương tợ như thế: Họ cho rằng bản tánh của vật chất là xấu, do đó phương tiện duy nhất để đi đến lư tưởng tốt lành là phải lẫn tránh những sự đau khổ dưới Thế Gian bằng cách tự chủ hay hành hạ thân xác .
Hai lư thuyết nầy đều chứng tỏ có một sự lẫn lộn lớn lao về tư tưởng. Xác thân và sự ham muốn của nó tự chúng không tốt cũng không xấu, nhưng thật ra trước khi có thể hoàn thành sự tiến hoá thực sự, chúng phải được chế phục bởi Chơn Nhơn. Chế ngự xác thân là điều cần thiết, nhưng hành hạ nó th́ thật là vô lư vậy.
Một ư kiến sai lầm dường như rất phổ biến là muốn được tốt lành th́ không bao giờ nên hưởng hạnh phúc và chính sự vắng thiếu hạnh phúc mới được đẹp ḷng Đức Thượng Đế. Không có ǵ lố lăng hơn một ư niệm như thế. Khốn nỗi ở Âu Châu lư thuyết nầy thường là một trong những di tặng ghê tởm do sự nhục mạ xấu xa của Phái Tân Giáo. Chính tôi đă nghe một đứa nhỏ thốt ra những lời nầy: “Muốn được bằng ḷng như thế, tôi phải hết sức hung dữ.” Đó là hậu quả thật ghê gớm do sự giáo dục độc ác và sai lầm. Lời Thánh Giáo khó chịu đó c̣n một lư lẽ khác nữa: Người ta lầm hậu quả với nguyên nhân. Người ta thấy rằng những người thật sự tiến bộ có những thói quen giản dị và thường không bận tâm đến đa số sự hoa mỹ mà những người tầm thường cho là quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên sự lănh đạm nầy không phải là nguyên nhân, nhưng là hậu quả của sự tiến bộ của họ; họ dửng dưng trước những sự nhỏ mọn đó v́ thường chúng mất hết vẻ quyến rũ đối với họ và không c̣n làm cho họ thích thú nữa, chứ không phải tự chúng đáng ghét. Như người khác c̣n quyến luyến những thú vui đó, v́ bắt chước mà kiêng cữ chúng cũng không phải tiến bộ theo lối đó.
Thật ra khi chúng ta đă thanh lọc ḷng ḿnh, bổn phận của chúng ta đối với Thế Gian cũng chưa hoàn thành. Chỉ khi nào cố gắng hết sức để hy sinh cho Đồng Loại, chúng ta mới có thể làm tṛn bổn phận, v́ trong đời sống cao cả nguyên lư sau đây đă thống ngự: “Mỗi người phải cho ra tùy theo khả năng của ḿnh, rồi mỗi người mới nhận được những ǵ họ cần dùng,” chúng ta đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ rất quan trọng trong lúc nầy, v́ là lúc những ảo ảnh và các Thể thấp đă bị hàng phục.
Trong đoạn nầy theo Bà Blavatsky, th́ Chơn Ngă tịch tịnh tiêu biểu cho nguyên lư thứ bảy là Atma. Trong sự nghiên cứu ở đoạn nhứt chúng tôi đă chứng tỏ tại sao ư niệm tịch tịnh lại liên hệ với phần nầy thuộc về Chơn Ngă cao siêu.
134. Nhưng Bậc Hiền Nhân đều khinh thường các lối thực hành nầy. Vị Sư Tử Pháp, Đấng Từ Bi vô lượng đă hiểu nguyên nhân thực sự của sự khổ đau của Nhân Loại liền từ bỏ ngay sự yên nghỉ êm đềm nhưng ích kỷ nơi rừng hoang tịch mịch. Bỏ cảnh Aranyaka, Người trở nên Bậc Thầy của Nhân Loại. Sau khi Như Lai đạt Niết Bàn, Người đi truyền giáo khắp núi non, đồng nội, và thuyết pháp trong các đô thị cho Thiên Thần, loài người và Chư Thiên nghe.
Tất cả những truyền thuyết thuộc về Phật Giáo Bắc Tông và Nam Tông đều đồng ư tuyên bố rằng Đức Phật từ bỏ chốn cô tịch khi Ngài đạt quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác quyết định nhập Thế, và sự Thuyết Giáo công khai của Ngài được khởi công tức khắc.
“Aranyaka” có nghĩa là người dân sống trong rừng. Các bản Kinh thuật lại rằng Đức Cồ Đàm đi vào rừng để tham thiền và Ngài ngồi dưới gốc cây Bồ Đề với chí nguyện đạt đến sự toàn giác. Khi đă giác ngộ, Ngài tự hỏi có nên đem Giáo Lư của Ngài truyền bá cho Thế Gian chăng. Ngài biết rằng đa số Nhân Loại không hiểu giáo lư của Ngài và do đó chúng có thể gây bất lợi. Nhưng ngay lúc đó, như chúng ta đă thấy trong phần đầu của đoạn nầy, tiếng kêu của Quả Địa Cầu vang đến tai Ngài và thỉnh cầu Ngài Truyền Pháp. Tôi không hiểu đích xác ư nghĩa tiếng nói của Quả Địa Cầu, nhưng người ta nói rằng chính nhờ tiếng nói đó, Ngài đă quyết định giáo hóa Nhân Loại tại Cơi Hồng Trần.
Trong đoạn nầy người ta nói rằng Đức Phật được Thế Gian xưng tụng bằng nhiều danh hiệu. Ngài được gọi là Như Lai; theo nghĩa tiếng Trung Hoa, chữ nầy đồng nghĩa với chữ Tathagatha, là danh hiệu của tất cả Chư Phật. Tathagatha theo nguyên ngữ có nghĩa là “Người đă ra đi”; nghĩa là Người đi theo bước chân những Bậc Tiền Bối của ḿnh.
Thật ra, khi Đức Phật thuyết pháp, không phải chỉ có hạng thính giả thuộc hàng Nhân Loại quy tụ chung quanh Ngài để nghe và hưởng thụ hào quang của Ngài thôi, mà c̣n có hạng Thiên Thần và Chư Thiên.
135. Con hăy gieo những hành vi tốt và con sẽ gặt hái những kết quả của hành vi đó. Bỏ sót một hành vi bác ái là vi phạm một tội lỗi nặng nề.
Tôi đă kể đoạn nầy trong Bộ “Giảng Lư Dưới Chân Thầy” của tôi. Mỗi người phải chịu trách nhiệm và cách sử dụng năng lực của tâm thức do Y phát triển; nếu v́ thờ ơ, Y xao lảng sử dụng chúng, Y sẽ phạm tội bỏ sót, tội nầy cũng nặng nề như tội cố ư vậy. Chẳng hạn bổn phận của chúng ta là phải can thiệp, khi chúng ta có thể làm được mà nếu không làm sẽ thiệt hại hơn là có lợi, trước sự bất công hay tàn ác đối với thú vật hoặc trẻ con. Bậc Hiền Giả chứng kiến những hành vi ấy sẽ không bị ḷng khinh miệt chi phối. Người phạm tội hung ác trên nhiều phương diện c̣n đáng thương hơn nạn nhân của Y; Y cũng sẽ phải đau khổ; v́ Luật Nhân Quả bắt buộc như thế. Vậy nếu chúng ta có thể làm cho Y nhận biết được đường lối lầm lạc của Y và không c̣n hung dữ nữa, chúng ta đă giúp được cho cả hai người vậy. Khi chúng ta có bổn phận phải can thiệp mà chúng ta không thi hành bổn phận ấy, chúng ta sẽ chia sớt Quả Báo với kẻ phạm tội. Cũng như khi chúng ta để cho kẻ khác làm hại ḿnh mà không phản kháng lại là chúng ta tiếp tay cho họ, vậy chúng ta phải chịu một phần Nghiệp Quả của họ.
Đại cương Tiếng Nói Vô Thinh http://thongthienhoc.nethttp://thongthienhoc.net/truongbigiao/DaiCuongTiengVoThinh.htm