Họp Thông Thiên Học ngày 15  tháng 6 năm 2019

  Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyTiengNoiVoThinh.htm

 261. Trước khi con có thể trú ngụ trong Jnana-marga và gọi nó là con đường của con, Linh Hồn con phải trở nên như trái xoài chín: Phải ngọt dịu như thịt trái xoài vàng đẹp đối với những đau khổ của kẻ khác, cũng như phải cứng rắn như hột xoài đối với những nỗi sợ hăi, phiền năo của chính con, hỡi kẻ chinh phục hạnh phúc và đau khổ.

262. Hăy luyện cho Linh Hồn con cứng rắn đối với những mưu toan quỷ quyệt của Phàm Nhơn; hăy làm cho nó xứng đáng với danh hiệu Linh Hồn Kim Cương.

263. Viên Kim Cương bị vùi sâu trong ḷng đất không thể phản chiếu được ánh sáng của Trần Gian; cũng thế, khi Linh Hồn và trí con ch́m sâu trong Jnana-marga, cũng sẽ không thể phản chiếu được ảo ảnh nào của Ma Vương.

Về sự phiền năo cá nhân của chúng ta, ông Longfellow đă ca ngợi như sau:
Bây giờ nó đă rời ta.

Nó đang ở dưới đáy sâu của biển cả,
C̣n những nỗi khổ nhọc của kẻ khác
Chỉ có h́nh bóng của chúng bao phủ lấy ta thôi.

Chúng ta phải làm sao hay hơn nữa và đừng để cho bóng dáng của bất cứ sự đau khổ nào bao phủ chúng ta. Khi bạn lo nghĩ đến nỗi thống khổ của kẻ khác, chẳng những bạn không giúp đỡ được cho Y, mà bạn c̣n gia tăng mối buồn phiền của Y. Trái lại, nếu bạn tỏ ra có thiện cảm thật sự với Y, bạn hăy biểu lộ t́nh thương và bạn hăy tích cực giúp đỡ người anh em của bạn. Đức Thầy luôn luôn tỏ ḷng thiện cảm mà không bao giờ sầu muộn. Ngài không thể đau khổ, mặc dù Ngài là một với những kẻ đau khổ, v́ là một với họ. Ngài biết được sự an vui của đời sống trên các Cơi cao và sự vinh quang không thể tả tại Cảnh Giới mà họ sắp tiến đến một cách chắc chắn tuyệt đối.

Đối với đa số người vẫn có sự nguy hiểm. Khi họ khai trừ sự phiền năo ra khỏi ḷng họ đồng thời với một khuynh hướng làm mất luôn thiện cảm của họ; trong trường hợp nầy họ có thể lạc qua con đường Tà Đạo, con đường Bàng Môn Tả Đạo. Những anh em trong bóng tối đều hoàn toàn lănh đạm đối với t́nh cảm của kẻ khác, cũng như t́nh cảm của chính họ; họ dập tắt tất cả những t́nh cảm không chút xót thương; họ chỉ nh́n thấy phung phí năng lực trong việc đó.

264. Khi con đạt đến trạng thái ấy, th́ những cửa mà con phải vượt qua sẽ mở rộng cho con qua, và những uy lực dũng mănh nhất trong Thiên Nhiên cũng không thể ngăn cản con được. Con sẽ làm chủ con đường bảy ngả; nhưng con không thể hoạch đắc trước khi đạt đến địa vị đó, hỡi cử tử của những cuộc thi khó khăn không thể diễn tả nổi.

Những bài thi không thể diễn tả đó có thể không phải là những sự nguy hiểm và khó khăn khá lớn lao không thể mô tả, nhưng đó là một bài thi mà người Thế Gian không thể hiểu và chỉ có Chơn Nhơn mới biết thôi. Con đường mà Đức Aryasanga đề ra cho các Đệ Tử Ngài là con đường nội tâm đối với Chơn Nhơn. Khi Phàm Nhơn đă bị chế ngự tại các Cơi Giới bên ngoài, th́ Chơn Nhơn c̣n phải leo lên những Cơi cao hơn nó; nó phải hoàn thành một công tác không thể mô tả được.

Cũng có thể giải thích theo một lối khác như sau: Thí Sinh có thể khám phá thấy Y có thể làm những ǵ trên sức Y. Như thế người thường có thể nói, chẳng hạn ḷng vị tha và sự tinh khiết mà chúng ta đă đề cập đến nhiều lần không thể vừa sức Y; cái đức tính đó hoàn toàn không thể đạt được, mà chúng được khuyến cáo phải đạt đến chỗ hoàn toàn. Nhưng đến một ngày kia, nếu Y cố gắng hoạch đắc được các đức tính nầy và không để cho sự ham muốn cũng như những cố gắng của Y suy giảm, th́ Y sẽ thấy sự thành công hoàn toàn tự nhiên và dễ dàng.

Khi người ta tuyên bố một việc ǵ không thể thực hiện được, Y không chịu cố gắng, nhưng chúng ta nên noi gương Hoàng Đế Nă Phá Luân, hăy xoá bỏ chữ Không Thể trong ngôn ngữ của chúng ta. Đối với người đọc trang nầy, không phải là việc đạt đến quả vị Chơn Tiên trong 24 tiếng đồng hồ không thể được; Y có thể đạt đến quả vị ấy nếu Y có đầy đủ ư chí; nhưng ư chí ấy hầu như không ai có. Chúng ta hăy gác qua vấn đề thời gian; độc giả có thể đạt quả vị Chơn Tiên với điều kiện là Y đừng xao lảng mục đích và chí hướng về đó mà không nghĩ đến thời gian trôi qua rồi Y sẽ được toại nguyện một cách nhanh chóng.

265. Từ đây đến đó, một công việc hết sức khó khăn đang chờ con; con phải cảm thấy chính con là tất cả tư tưởng, tuy nhiên con phải đuổi tất cả tư tưởng ra khỏi Linh Hồn con.

266. Con phải đạt đến trạng thái tâm trí cố định mà trong đó không có một luồng gió nào, dù mạnh đến đâu cũng không thể đưa một tư tưởng Phàm Tục nào tới nơi nầy được. Được thanh lọc như thế, Thánh Đường phải thật trống rỗng, không c̣n một hành vi, một âm thanh, một ánh sáng Thế Gian nào, như con bướm gặp phải gió lạnh, té chết ngay nơi ngưỡng cửa, vậy tất cả tư tưởng phàm tục phải té chết trước Thánh Đường.

267. Trước khi ngọn lửa vàng có thể cháy sáng rực rỡ, cây đèn phải để trong chỗ kín đáo, nơi không có ngọn gió nào thổi đến.

Đó là lối mô tả phép tập trung tư tưởng một cách thi vị. Thượng Trí được chú định một cách hoàn toàn, dù trên Cơi Thượng Thiên, cũng không có ǵ ở bên ngoài có thể xâm nhập vào được. Tập trung tư tưởng đồng nghĩa với Dharana, được đề cập trong Phần thứ Nhứt, mặc dù trong Dharana, có thể gọi là Virya, nghĩa là sức mạnh, nhưng đó không phải là sức mạnh của thân xác, mà chính là sự dũng mănh bất khuất và vững vàng của Chơn Nhơn.

Trong Phần thứ Nhứt, Dharana được gọi là giai đoạn thứ sáu, nhưng ở đây Virya là cửa thứ năm. Vẫn không có sự lầm lẫn nào trong hai thứ tự nầy, v́ cửa thứ năm đưa đến giai đoạn thứ sáu; đó là giai đoạn mà con người đem ra thi hành đức tính mà Y đă hoạch đắc được trong giai đoạn thứ năm, để được thu nhận vào giai đoạn thứ sáu, sau khi đă vượt qua cửa thứ năm.

Đức tính đó cũng được dùng như chiếc ch́a khoá để đi vào Cơi Bồ Đề. Đạt đến tŕnh độ nầy, trong phút chốc con người làm cho sự hoạt động của Thượng Trí trở nên yên tịnh và lúc bấy giờ thay v́ đồng hoá với tư tưởng của ḿnh, Y cảm thấy chính ḿnh là tư tưởng đó; Y trở thành một với những kẻ đồng loại của Y và tư tưởng của họ là tư tưởng của Y. Trong giai đoạn nầy Y cảm thấy được tính chất duy nhất của Đức Thái Dương Thượng Đế. Và lúc bấy giờ đối với Y, Ngài là một thực tại cụ thể, một kinh nghiệm trực tiếp, chứ không phải là một ư niệm đẹp đẽ hay một cảm hứng sống động nhất thời. Tất cả điều nầy sẽ đi vào óc xác thịt nhiều hay ít, đó là việc khác; một phần lớn không thể vào được. Phép tập trung và tham thiền ở tŕnh độ cao nầy thường xảy ra ở ngoài xác thân, trong lúc ngủ.

Chúng ta thường nói đến cuộc tranh đấu với những tư tưởng và t́nh cảm dưới Thế Gian. Đó là giai đoạn mà chúng ta xem chúng như ngang hàng với chúng ta, nhưng trong giai đoạn hiện tại, chúng đă ngă gục chết trước ngưỡng cửa của hào quang. Các Thể rung động mănh liệt đến nỗi những h́nh tư tưởng thấp thỏi bị giạt qua một bên và không thể xâm nhập vào. Tại Cơi Trần, chúng ta có nhiều thí dụ chứng minh điều đó. Khi một bánh xe quay chậm, bạn có thể ném một quả cầu vào giữ căm của nó; nhưng nếu nó quay nhanh, bạn không thể làm như thế được. Nếu một ṿi nước phun thật mạnh, bạn không thể chặt đứt nó bằng một lưỡi gươm, vũ khí ấy bị dội ngược lại như chạm phải một vật cứng. Một chuyện Thần Thoại được nhiều người biết nói về một người đứng dưới một cơn mưa, Y có thể múa gươm thành những ṿng tṛn trên đầu nhanh đến nỗi không một giọt nước nào có thể xuyên qua và rơi trên ḿnh Y.

Dẫn chứng về ngọn đèn được rút trong Bhagavad Gita. Kinh ấy cũng cho rằng: “Người nào tham thiền say mê trong phép Yoga về Chơn Ngă sẽ trở nên nhà Yogi.” Và “Trước khi được thấy Chơn Ngă, Y bằng ḷng sống trong đó, Y đă t́m thấy sự an lạc tuyệt vời mà Y nghĩ rằng ngoài nó không có sự lợi lạc nào lớn lao hơn nữa, và Y không c̣n bị lay chuyển, dù đứng trước một sự đau khổ lớn.”

Kinh nghiệm đó là một trực giác thực sự của Nhà Yogi v́ nó phát xuất từ bên trong, từ một vùng của bản thể c̣n thâm sâu hơn các Cảnh của Cơi Thượng Thiên. Một trực giác như thế sẽ truyền vào Phàm Nhơn như thế nào? Điều nầy tuỳ thuộc mẫu người kinh nghiệm nó. Có hai cách di chuyển chánh; trong cách thứ nhứt, trực giác ấy từ Cơi Thượng Thiên đi xuống Cơi Hạ Thiên; trong cách thứ hai nó đi xuống trực tiếp từ Cơi Bồ Đề đến Cơi Trung Giới.
 



 Đại cương Tiếng Nói Vô Thinh  

http://thongthienhoc.net/truongbigiao/DaiCuongTiengVoThinh5.htm

 

https://en.wikipedia.org/wiki/Apollonius_of_Tyana