Họp Thông Thiên Học ngày 13  tháng 7 năm 2019

  http://thongthienhoc.com/bai%20vo%20nhungbucthuchonsuguichosinnettp.htm

http://thongthienhoc.com/NHUNG%20BUC%20THU%20CHON%20SU%20GUI%20CHO%20SINNETTE%20TIET%20VII.pdf

 


 

Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyTiengNoiVoThinh.htm

  7:14 PMBây giờ Người sẽ chắc chắn chiếm được phần thưởng to tát!

284. Phải chăng Người sẽ không dùng những phần thưởng đó cho sự an nghỉ và hạnh phúc của Người, cho sự phú quư và vinh diệu của Người, hỡi Con Người chiến thắng đại ảo mộng?

285. Không, hỡi Cử Tử t́m hiểu sự bí ẩn của Cơi Thiên Nhiên! Nếu con người muốn nối gót Đấng Như Lai, th́ những phần thưởng và quyền năng đó không phải các thứ dành cho ḿnh.

286. Con muốn đắp đê để ngăn ḍng nước dưới núi Sumeru lại chăng? Con sẽ xoay chiều đổi hướng cho ḍng nước chảy về con chăng? Hay là con sẽ cho ḍng nước chảy về nguồn của nó thuở sơ khai?

Ở đây chúng ta c̣n trở lại một lần nữa vấn đề giải thoát khỏi sanh tử và ư niệm liên quan đến sự giải thoát đó, ư niệm về sự an nghỉ. Trong giai đoạn nầy ở dưới Thế Gian chúng ta không cảm thấy một cảm thức mệt nhọc hay cực khổ nào; nhưng từ Cơi thấp của chúng ta, nếu xét lại số phận của một Vị Chơn Tiên phải hoá thân trong hàng triệu năm, chúng ta sẽ thấy chán ngán vô cùng. V́ Đức Aryasanga nói với thí sinh c̣n ở tŕnh độ thấp, nên Ngài không muốn Đệ Tử Ngài nhận định tương lai một cách trái ngược, mặc dù trong lúc nầy khuôn mặt đen tối của cảnh vật vẫn hiển nhiên. Có lẽ, Đấng chỉ giáo không thể mô tả những nỗi vui của đời sống cao siêu đó; nó không thể diễn tả được bằng bất cứ thứ ngôn ngữ nào của Thế Gian dùng để diễn đạt chính những nỗi vui mănh liệt nhất, như chúng ta được biết; vậy rất có thể nguy hiểm khi tŕnh bày điều đó như một sự hấp dẫn thí sinh, khiến Y hiểu lầm đối tượng của Y như một h́nh thức hạnh phúc thấp kém mà không hay; do đó sự tiến bộ của Y có thể bị tŕ trệ.

Núi Meru hay Sumeru là núi của Chư Tiên, có thể tạm so sánh với núi Olympus của người Hy Lạp. Mọi hạnh phúc đều bắt nguồn từ đó; nó tuôn chảy vào mỗi nhân viên của Quần Tiên Hội và qua mỗi Vị nó phải được ban rải ra khắp Thế Gian; trong trường hợp ngược lại, ḍng lưu chảy bị bế tắc, đó là do sự thiếu sót của nhân viên phụ trách.

287. Nếu con muốn cho con sông tri thức chiếm được một cách khó nhọc đó, con sông Minh Triết bắt nguồn từ Cơi Trời, c̣n là một ḍng nước ngọt dịu và lưu thông, th́ chớ để cho nó đọng thành ao tù.

288. Con nên biết, nếu con muốn cộng tác với Phật A Di Đà vô lượng thọ, th́ con phải rót ánh sáng thu thập được, giống như hai Vị Bồ Tát đă thực hiện trên ba Cơi.

Bà Blavatsky đă thêm chú thích sau đây:

Theo biểu tượng của Phật Giáo Bắc Tông, th́ Đức Phật A Di Đà (Amitabha) hay Không Gian vô tận (Parabrahman) có hai Vị Bồ Tát ngụ tại Cực Lạc Quốc của Ngài - Đức Quan Thế Âm (Kwan-shi-yin) và Đại Thế Chí (Tashishi) - luôn luôn phóng ánh sáng xuống ba Cơi thế giới là nơi hai Ngài đă từng sinh sống, kể cả thế giới của chúng ta, hầu dùng ánh sáng ấy giáo hoá các vị Yogi để họ lại cứu độ Nhân Loại. Theo câu chuyện ẩn dụ th́ ngôi vị cao cả tại Cực Lạc Quốc của Phật A Di Đà đều do hành động từ bi của hai Ngài c̣n là hai vị Yogis tại Cơi Trần.

Chú thích trên có hơi rắc rối và cần phải giải thích thêm. Bà Blavatsky cho rằng Đức Amitabha ngang hàng với Đấng Parabrahman, nhưng thật khó hiểu như thế, v́ Đức Amitabha là Ánh Sáng vô lượng, sự Minh Triết vô biên, tinh hoa của tất cả Chư Phật. Parabrahman là Ngôi thứ nhứt trong Tam Vị Nhất Thể; Avalokiteshvara (Đức Quan Thế Âm) là Ngôi thứ nh́, Ngài cũng là Amitabha (Phật A Di Đà) được gọi là “nguyên lư trung gian” của Đức Phật. Chúng ta có thể hợp tác với nguyên lư thứ nh́ đó hay nguyên lư trung gian, nhưng không thể hợp tác với Đấng Parabrahman.

Tuy nhiên đôi khi Bà cũng đồng hoá các Vị đó. Bấy giờ Đấng Parabrahman là sự minh triết ẩn tàng; Ngài biểu hiện như Đức Avalokiteshvara, Đức Ishvara biểu lộ, Đức Logos (Thượng Đế). Khi nh́n từ dưới lên trên, trong chúng ta, trong tất cả chúng ta, có một Đức Thượng Đế có thể thấy được (Vị thứ hai trong ba Vị) và một Đức Thượng Đế ẩn tàng (Vị thứ nhứt trong ba Vị).

Nguyên lư trung gian cũng được gọi là Bồ Tát (Bodhisattva), nó được mô tả như lưỡng tính, trạng thái nam và nữ, đó là Quan Thế Âm (Kwan-shi-yin) trạng thái Dương và Quan Âm (Kwan-yin), trạng thái Âm của Đức Avalokiteshvara. Người ta nói rằng Vị nầy có thể tự ư lấy mọi h́nh tướng để cứu độ Nhân Loại.

Theo một chú thích “ba Cơi Thế Giới là những Cơi Hữu H́nh, Cơi Trần, Cơi Trung Giới và Cơi Hạ Thiên.” Ở đây Bà Blavatsky dùng danh từ “Trung Giới” trong một ư nghĩa bất thường, đó là điều Bà cũng làm khi Bà luận giải về đề tài ấy trong Bộ “Giáo Lư Bí Truyền.” Khi xem xét toàn thể con người, từ Chơn Thần đến các Thể vật chất, Bà chia nó ra làm ba phần; trước hết là phần Tinh Thần, đó là Chơn Thần; thứ hai là phần Trung Gian gồm có: Atma-Buddhi-Manas của chúng ta, nghĩa là Tam Thể Thượng đối với giác quan; thứ ba là phần Vật Chất hay Hồng Trần, gồm có các Thể Hạ Trí, Thể Vía, và Xác Thân.

Về hai Vị Bồ Tát c̣n có thể giải thích theo một nghĩa khác; như thế hai Ngài là hai Huynh Đệ vĩ đại, Đức Phật Cồ Đàm và Đức Di Lạc Bồ Tát của chúng ta, hai Ngài tiêu biểu cho hệ thống nguyên lư trung gian; Đức Phật lo chăm sóc các Cơi cao, Đức Di Lạc Bồ Tát nh́n xuống dưới thấp để chăm lo cho Nhân Loại trên các Cơi thấp. Trong quyển “Chơn Sư và Thánh Đạo” chúng tôi có kể lại những sự cố gắng và những sự hy sinh tuyệt vời của hai Ngài.

C̣n một lối giải thích nữa theo quan điểm nhân tính và có tính cách thực tiển hơn cả. Nếu Đức Phật Cồ Đàm và Đức Phật A Di Đà là một, th́ chính Đức Cồ Đàm đă thành Phật rồi; Ngài c̣n hoạt động trên các Cơi cao, nhưng dưới Thế Gian Ngài thị hiện thành hai Vị Bồ Tát, mà trạng thái nam là Đức Quan Thế Âm, tức là Đức Di Lạc Bồ Tát của chúng ta, và trạng thái nữ là Đức Quan Âm, người bạn bí mật của Ngài mang h́nh thức nữ trong hầu hết các Tôn Giáo.7:32 PM 289. Con nên biết rằng ḍng Tri Thức Siêu Phàm và Minh Triết Thiêng Liêng mà con đă chiếm được phải từ nơi con chảy vào một ḷng sông khác, con chỉ làm một vận hà của Alaya thôi.

290. Hỡi Narjol của con đường bí mật, con nên biết rằng ḍng nước tinh khiết và mát mẻ phải làm cho dịu bớt những lượn sóng đắng cay của biển cả - biển khổ mênh mông do nước mắt loài người tạo ra.

Có thể kiến thức siêu phàm nghĩa là ch́a khoá được trao cho người được Điểm Đạo lần thứ nhứt ngay từ bước đầu của Y. Người được Điểm Đạo nhiều lần sẽ có nhiều kiến thức mà Y không được phép truyền lại cho kẻ khác; Y phải hành động thích hợp với những kiến thức ấy, do đó Y cần phải có một cách thức làm việc và một nếp sống đặc biệt. Những người khác có thể chú ư đến các hành động ấy rồi theo bằng cách bắt chước hoặc do sự ngưỡng mộ. Những người có tính hay phản kháng một cách tự nhiên hay bác bỏ lối bắt chước những người phi thường; họ nhận xét rằng người như thế có thể đáng phục về vài phương diện nầy, nhưng lại khiếm khuyết trên nhiều phương diện khác, nếu bắt chước họ, người ta có thể trở nên dị đoan một cách dễ dàng, như trong câu chuyện con mèo và cây làm giường ngủ. Họ cũng nói thêm rằng sự phát triển năng lực phải do chính ḿnh tạo ra. Tất cả điều nầy đều đúng, nhưng cả hai phương diện đồng thời đều có mang đến sự lợi lạc đáng kể và sự tai hại phải đề pḥng. Do đó mỗi người phải chọn con đường tự nhiên nhất đối với ḿnh, nhưng phải cẩn thận t́m hiểu và kính trọng người đi con đường khác với ḿnh. Nếu chúng ta bắt chước hành vi của những người hiểu biết nhiều hơn chúng ta chút ít, th́ sự bắt chước đó vẫn không vô lư. Một đứa trẻ bắt chước những người trưởng thành v́ nó cho rằng họ hiểu biết nhiều hơn nó, xét chung nó vẫn có lư. Đứa trẻ trung b́nh nhận thấy cha nó tài giỏi hơn thiên hạ có hại ǵ không? Và khi nghĩ đến nó có ai cho rằng nó sai lầm chăng?

Thần Triết tức là Minh Triết Thiêng Liêng mà chúng ta gọi là Thông Thiên Học. Đó là kiến thức của nhiều thế giới có sự sống của Đức Thượng Đế, chứ không phải chỉ là những Cơi Giới bên ngoài. Đức Aryasanga luôn luôn phân biệt cái người ta biết thật sự với điều người ta tin. Nếu Ngài có thể nói chuyện trong các buổi họp Thông Thiên Học, Ngài có thể phát biểu: “Các bạn phải tin rằng có các Cơi Trung Giới và Thượng Giới, v́ đó là một sự hợp lư tất yếu. Nhưng các bạn không thể quả quyết nếu không có kinh nghiệm trực tiếp.” Nếu kiến thức đó siêu phàm, chỉ v́ trong thời đại chúng ta nó không vừa tầm hiểu biết của Nhân Loại c̣n tầm thường; trái lại một ngày kia nó sẽ thích hợp với mọi người bực trung.

Kinh nghiệm trực tiếp giữ một vai tṛ đáng kể trong cách mà chúng ta đạt được sự hiểu biết những Chân Lư lớn lao đó. Có một lần, ông W.T. Stead nói rằng ông đă miệt mài nghiên cứu và sưu tầm các vấn đề tâm linh một thời gian lâu dài, nhưng một ngày kia ông hoạch đắc Thần Nhăn ông mới nh́n thấy được một màu sắc và một thực tại về các vấn đề đó. Lúc ông sắp ngủ, ông thấy trong một khung cảnh nhỏ, một băi biển và những lượn sóng tan vỡ trên các tảng đá. Việc ấy không đáng kể, nhưng rất bổ ích cho sự học hỏi. Ông nói: “Bây giờ tôi mới hiểu ư nghĩa của một vật nào đó đối với người có Thần Nhăn.”

Có một sự khác biệt lớn lao biết bao đối với Bà Bác Sĩ Besant và ngay cả chính tôi khi lần đầu tiên chúng tôi có thể quan sát trực tiếp các Cơi vô h́nh. Học hỏi theo sách vở chúng ta vẫn quen thuộc với những sự kiện liên quan đến các Cơi Trung Giới và Thượng Giới, nhưng chính cái nh́n trực tiếp cho chúng ta thấy được sự linh động trên các Cơi ấy. Ngay cả những vấn đề trên Cơi Trần, người ta chỉ học hỏi theo sách vở đă cắt xén làm khô cứng kiến thức, nhưng người nào đă sống với sự hiểu biết của ḿnh sẽ làm cho nó trở nên đầy màu sắc và tươi sáng. Tôi nhớ đă có nhận thấy sự khác biệt ấy giữa các Tăng Sĩ Phật Giáo mà tôi đă giao du ở Tích Lan. Có vị Sư thuộc làu hết kinh điển và có thể dẫn chứng chúng qua tất cả những nguyên lư của Đạo Phật; vị khác chỉ có vài kinh nghiệm trong lúc tham thiền, thuộc kinh điển ít, nhưng lại có thể phát biểu được nhiều hơn.

Thần Nhăn không hiện ra th́nh ĺnh dưới một h́nh thức nào đó để chúng ta có thể tin tưởng. Một người muốn đạt đến chỗ thấy đúng, hiểu được những ǵ ḿnh đă thấy và giải trừ sự cân bằng riêng tư, cần phải được huấn luyện lâu dài. Người ta có thể đặt vào tay một người cái kính viễn vọng và giả sử rằng dụng cụ đó sẽ giúp Y học hỏi được tất cả những ǵ liên hệ đến các tinh tú – nhưng Y sẽ học hỏi được rất ít cho đến khi nào Y được huấn luyện để sử dụng cái kính ấy một cách đúng đắn trong lúc quan sát, với nhiều kiến thức và khôn ngoan. Các nhà Thiên Văn Học thấy rằng chính họ cũng phải chú ư đến phương tŕnh cá nhân trong lư thuyết của họ.

Trong sự quan sát bằng Thần Nhăn người ta thấy bằng nhiều cách - người ta có thể thấy đối tượng lớn hơn, xanh hơn hoặc đỏ hơn một chút, v.v… Yếu tố cá nhân cũng biểu hiệu dưới h́nh thức những thành kiến. Chính v́ thế mà một Bà có Thần Nhăn, cũng là một Tín Đồ Thiên Chúa Giáo ngoan đạo, mỗi khi thấy người ta rót nước, Bà cho rằng hành động đó có ư nghĩa của phép rửa tội và khi có người đưa ra một ư kiến khác, Bà cho là hoàn toàn sai lạc. Dù hết sức cố gắng, chúng ta cũng không thể thấy được cái ǵ một cách trọn vẹn, cũng như đạt đến một sự chính xác hoàn toàn. Có thể kể cả ở tŕnh độ các Ngài, tŕnh độ của bậc Chơn Tiên, các Đấng Chơn Sư vẫn phải chú ư đến những “phương tŕnh” riêng của các Ngài, khi các Ngài hành động trên các Cơi thấp.

Tuy nhiên, vị Đạo Đồ nhờ kinh nghiệm trên nhiều phương diện, đă đạt được một niềm tin vững chắc giúp Y làm một vận hà cho thần lực cao siêu. V́ ḷng tin đó biến đổi được sự phân cực của các Thể Trí và Nhân Thể, nên Y có thể được chọn làm dụng cụ, trong khi những người khác không thể được sử dụng như thế, mặc dù họ đă phát triển trên nhiều phương diện.

291. Hỡi ôi! Con phải như ngôi sao cố định ở tận nền Trời xanh, từ khoảng không gian sâu thẳm đó, ngọn đèn Trời ấy phải chiếu sáng cho tất cả, ngoại trừ chính con. Hăy ban ánh sáng cho tất cả, mà đừng lấy của một ai.

Chúng ta không nên cho là ngôi sao chiếu sáng một cách miễn cưỡng. Nó chiếu sáng v́ nó không thể làm khác hơn. “Tất cả tạo vật đều sống theo bản tính của chúng. Bạo động đối với chúng có lợi ǵ?” (Bhagavad Gita, III, 33). Sự áp đảo bao giờ cũng đáng buồn. Người yêu Nhân Loại lúc nào cũng muốn ban ánh sáng cho họ và khi không làm được như thế th́ lại cảm thấy rất buồn.

Những thực thể mang tiềm lực dưới h́nh thức những hạt gạo, những lá liễu của Mặt Trời đă cho chúng ta thấy một gương mẫu lớn lao. Nhờ sự trung gian của chúng, sức nóng, sinh lực mới có thể tuôn tràn xuống khắp cả Thái Dương Hệ. Ở đây luôn luôn người ta thấy rằng đó là phần hy sinh của chúng; nhưng vai tṛ của chúng vẫn tự nhiên như thế; đó chính là cách biểu lộ bản chất bên trong của chúng. Thay v́ sống một cuộc đời rực rỡ trên các Cơi cao mà chúng ta không hề biết đến, chúng lại giữ xác thân Phàm Trần và sống như thế v́ sự lợi lạc cho các thế giới quần tụ chung quanh Ngôi Mặt Trời của chúng ta. Thật ra chúng tạo nên một thành tŕ bảo vệ mà Alaya có thể theo đó chảy vào một ḷng sông mới.7:45 PM292. Hỡi ôi! Con sẽ trở nên như tuyết tinh anh trong các thung lũng của núi non, chạm đến th́ lạnh lẽo và tê buốt, nhưng lại che chở cho hột giống yên giấc trong ḷng nó một cách ấm áp. Bây giờ th́ chính tuyết đó phải nhận lănh sự đông giá cắt thịt, gió bấc lạnh thấu xương, để che chở cho đất khỏi nanh vuốt bạo tàn, đất ấy có chứa mùa màng đầy hứa hẹn, mùa màng đó sẽ nuôi kẻ đói.

Sự so sánh với tuyết ở trên thật đẹp, nhưng không nên đi quá xa. Vị Đệ Tử phải trở nên như tuyết để trong trắng, tinh khiết, không vết nhơ. Khi nói với các Đệ Tử của ḿnh, có lẽ Đức Aryasanga đă chỉ họ những đỉnh núi phủ đầy tuyết, ở khắp nơi đều trông thấy.

Nếu tuyết vô thụ cảm không phải tự nó gây ra tai hại, nhưng v́ sự giá lạnh không làm cho nó cảm xúc được. Dù thời tiết có xuống thấp đến đâu th́ tuyết vẫn như thế, v́ không bị tác động, nó có đặc tính che chở cho đất chống lại sự giá lạnh mănh liệt hơn. Người chí nguyện phải đạt mục đích tương tợ như tuyết. Y phải trở nên vô cảm, nhưng chỉ theo ư nghĩa chịu đựng một cách lănh đạm trước tất cả những sự rối loạn và những đ̣n đến từ bên ngoài để không ngừng che chở cho hạt giống đang yên giấc.

Hạt giống chính là Mầm Thiêng Liêng trong con người; nó bắt đầu thức tỉnh ở những người chú ư đến những vấn đề cao thượng và cố gắng tự phát triển. Đó cũng chính là mầm giống mà chúng ta phải yêu quư ở những kẻ khác. Kinh Upanishad nói rằng trong hạt trái dẻ rừng đă có tiềm tàng sự hiện hữu của cây sồi; nó chỉ phát triển bằng cách rút lấy ở không khí, đất và ánh sáng Mặt Trời những yếu tố làm cho nó có thể tăng trưởng. Chơn Thần cũng thế, là Điểm Linh Quang của Đức Thượng Đế trong chúng ta, nó chứa đựng tất cả những tiềm năng của Ngài, nên nhờ đó một ngày kia chúng ta cũng trở nên một Đấng Thượng Đế như Ngài vậy, tuy nhiên Chơn Thần cần phải tự phát triển.

Chúng ta cần phải cung cấp cho những Hạt Giống Thiêng Liêng đó những điều kiện giúp nó phát triển tốt đẹp nhất tại các Cơi thấp. V́ thế chúng ta phải chịu lạnh cắt da và gió bấc thấu xương để che chở cho những ai có thể bị thời tiết bất lợi ấy chi phối và làm cho tŕ trệ. Có nhiều người sẵn sàng nhận lănh Giáo Lư Thiêng Liêng, chúng ta phải cho họ thức ăn tinh thần đó. Họ đang đói, chúng ta phải mang đến cho họ những thực phẩm mà họ cần để tăng trưởng. Họ chưa biết rơ những ǵ họ cần, nhưng khi thức ăn vừa dọn ra cho họ, họ liền chiếm lấy.

Trong Hội Thông Thiên Học, kinh nghiệm đó cũng xảy ra ở vài huynh đệ của chúng ta. Khi vừa bắt gặp Giáo Lư Thông Thiên Học, chúng ta thầm nhủ: “Đây đúng là những ǵ ḿnh đă chờ đợi,” mặc dù trước khi nghe nói đến nó chúng ta không biết ḿnh cần cái ǵ. Biết bao người đang chờ đợi, cũng như chính chúng ta đă chờ đợi Giáo Lư ấy và chúng ta phải giống như tuyết, nhận lănh vai tṛ che chở trong khi sự giá lạnh c̣n tồn tại và sau đó, dưới ánh Mặt Trời, nó sẽ tan ra và biến mất.

Điều nầy đúng như chúng ta phải thực hiện đối với trẻ con trong gia đ́nh. Khi gặp thời buổi khó khăn hay có việc lo buồn, chúng ta phải giữ ǵn cho trẻ con đừng biết chi cả. Thức ăn không đầy đủ chăng, chúng ta phải lo cho trẻ con ăn trước, cha và mẹ phải chấp nhận phần c̣n lại. Một đặc ân đă ban cho chúng ta: Đó là bản năng thiêng liêng được biểu lộ khá đầy đủ ở mỗi người để chúng ta nhận thấy có bổn phận phải che chở cho tuổi thơ không được bảo vệ.

Tinh thần đó phải được áp dụng trên nhiều phương diện của đời sống. Chúng ta hơi tiến hoá hơn những người hoàn toàn vô minh. Chính những người đó mới đáng thương hại hơn cả, chứ không phải những người tin rằng họ đang chịu những sự khó khăn quan trọng về tinh thần, chẳng hạn những người lo âu rằng Tôn Giáo của họ không đáp ứng nổi nhu cầu của họ một cách trọn vẹn. T́nh cảm không cần thiết nhất đối với những người đó, v́ ít ra họ cũng đă thức tỉnh và cố gắng t́m ra ánh sáng. Không, chính phần lớn Nhân Loại c̣n vô minh, chính những người chưa biết rằng có một mục đích xứng đáng cho họ cố gắng, những người ấy mới cần đến t́nh thương hơn cả. Chúng ta không thể làm ǵ nhiều cho họ. Tất cả những ǵ mà người ta có thể làm cho một con gà ở trong cái trứng, chính là duy tŕ hơi ấm cho nó thôi. Sức nóng biểu lộ cho sự sống mà chúng ta có thể truyền cho nó. Chúng ta phải có ḷng tốt, T́nh Huynh Đệ và sự chính trực. Khi kẻ khác cần sự giáo hoá, chúng ta hăy ban bố cho họ, nhưng chúng ta luôn luôn có thể cho họ t́nh thương và những tư tưởng cao thượng, v́ nếu họ nhận được mấy điều nầy một cách đúng đắn, th́ họ sẽ cảm thấy ấm áp như con gà con ở trong trứng vậy.

Người ta nói rằng sự Thuyết Giáo là một việc làm tuyệt hảo, nhưng bài thuyết pháp cao cả hơn hết chính là một Đời Sống Tốt Đẹp. Đây là một lư do: Chính sự thuyết giáo như thế khích động những người c̣n chưa biết họ thiếu cái ǵ. Đa số người chỉ lo sinh sống và săn sóc gia đ́nh của họ, họ không hề bận tâm đến Thông Thiên Học hay Tôn Giáo. Ở Anh, xứ được xem như rất mến chuộng Tôn Giáo ở Âu Châu, những nơi thờ phượng không có đến 1/10 dân chúng đến dự. Tại các Nhà Thờ, Thánh Đường lớn nhỏ đủ loại thường cũng không đầy người được tới phân nửa, do đó chúng ta có thể nói rằng không có đến 1/20 dân chúng đến dự thường ngày một buổi lễ chánh thức. Những bài thuyết giảng hấp dẫn về Thông Thiên Học của chúng ta cũng không tạo được ấn tượng nào trên khối quần chúng đó, cũng như khi họ nghe một điệu nhạc hay đọc một bài thơ. Trái lại, bao giờ họ cũng chú ư đến những người cao thượng, tiến hoá hơn họ và xét đoán những người mà tŕnh độ học vấn và giai cấp xă hội cao hơn họ. Ai sống một cuộc đời đức hạnh chơn thật, trong sạch và vị tha sẽ luôn luôn thuyết giáo cho tất cả những người đó c̣n hơn những bài diễn văn làm cho họ thờ ơ lănh đạm.

Nhiều Nhà Truyền Giáo thật đáng trách v́ bài Thuyết Giáo của họ không đi đôi với việc làm. Một Nhà Truyền Giáo tạm trú trong một Câu Lạc Bộ, tại một thị trấn nhỏ ở Ấn Độ; chung quanh ông hầu hết là những người Ấn Độ trường trai và tŕ giới; c̣n vị Giáo Sĩ th́ đ̣i ăn thịt ḅ và thường mang theo một b́nh rượu uưt-ki hoặc rượu mạnh khác, ông cũng không đến nếm thử thịt chim hoặc thịt thú rừng với mấy người bạn Âu Châu của ông. Sau đó ông lại thuyết giảng về đức tinh khiết và ḷng bác ái của Đấng Christ; đôi khi ông c̣n dám xúc phạm đến những vật thờ phượng của dân chúng. Kết quả do ông thu hoạch được thường không có chi cả, ngoại trừ những người đạo đức giả đi theo ông để hưởng lợi về vật chất. Tại các Trường Học ông thường t́m cách phá hoại Tôn Giáo của trẻ em mà không vun trồng được Đạo Giáo của ông. Ít khi ông lôi cuốn được một người Ấn Độ lương thiện thành một người Công Giáo tốt, thành thử việc làm ấy không có ích lợi chi cả, mà thỉnh thoảng ông lại c̣n biến một người tốt thành một người Công Giáo tồi tệ. Nếu ông chịu sống một cuộc đời thánh thiện th́ sẽ đẹp đẽ hơn biết bao, nhờ đó những người Ấn Độ sẽ hiểu ông hơn, rồi ông có thể nói với họ về Đấng Christ là Sư Phụ của ông, Ngài đă gây cảm hứng cho ông và nhờ Ngài nên ông mới được như ngày nay.Trên phương diện cá nhân, đây cũng là một lối tuyên truyền tuyệt hảo, v́ người Ấn Độ có tinh thần khoan dung và thường sẵn sàng tôn kính các Đấng Thiêng Liêng được kẻ khác sùng mộ như chính các Đấng Hoá Thân Linh Thiêng của họ vậy.

Chúng ta thường nghe nói chắc chắn rằng các vùng Đông Phương bị Cơ Đốc hoá rất nhanh; đó là người ta muốn nói rằng các vùng đó theo đ̣i văn minh tân tiến – như xài đèn điện và theo nguyên tắc vệ sinh, hoặc là từ bỏ vài cổ tục xă hội, như các thiếu phụ thuộc giai cấp thượng lưu tự giam ḿnh trong chốn pḥng the và tục tảo hôn, vả lại tục lệ nầy cũng thường thấy trong giới Thiên Chúa Giáo Âu Châu cách đây một hoặc hai thế kỷ. Có lẽ người ta đă quên những người Công Giáo chính thống chống lại Khoa Học và những sự cải cách xă hội như thế nào và những sự tiến bộ nầy phải bị loại ra khỏi một thứ “Thiên Chúa Giáo” thật giống như điều mà chính các Nhà Truyền Giáo c̣n thuyết giảng hiện nay.8:02 PM

http://anhduong.net/huyenkhong.mp4

 Đại Phạm Thiên https://giacngo.vn

 


8:47 P M

THƯ CỦA CÁC CHƠN SƯ
TIẾT I
LOẠT THƯ THẾ GIỚI HUYỀN BÍ
1880 – 1881
Bức Thư Số 1
Nhận ở Simla vào khoảng ngày 15 tháng 10 năm 1880.
Huynh đệ và bạn thân mến,
Chính v́ sự thử thách báo chí ở Luân đôn sẽ làm những kẻ nghi ngờ phải ngậm
miệng lại, cho nên điều này là không tưởng. Cho dù con xem xét nó theo khía cạnh
nào, th́ thế giới vẫn c̣n đang ở giai đoạn đầu tiên mới được giải phóng nếu không
phải là mới phát triển, v́ thế cho nên nó c̣n chưa sẵn sàng. Thật vậy, chúng ta làm
việc bằng những phương tiện thiên nhiên và theo những luật thiên nhiên chứ không
làm việc bằng những phương tiện siêu nhiên và theo những luật siêu nhiên. Nhưng v́
một đàng, Khoa học thấy ḿnh không thể (trong t́nh trạng hiện nay) giải thích được
những phép lạ theo tŕnh bày nhân danh khoa học, mặt khác, quần chúng ngu dốt vẫn
c̣n bị bỏ mặc để xem các hiện tượng này là một phép lạ, cho nên bất cứ người nào trở
thành nhân chứng cho diễn biến này đều bị mất thăng bằng và kết quả thật là đáng
buồn. Con hăy tin ta đi, điều này đúng là như vậy – nhất là đối với chính con vốn đề
xướng ra ư tưởng đó và đối với người phụ nữ tận tụy đă điên rồ đổ xô vào các cánh
cửa mở rộng dẫn tới sự nổi tiếng. Mặc dù đă được mở ra bằng một bàn tay thân hữu
xiết bao giống như bàn tay của con, chẳng bao lâu, cánh cửa này sẽ tỏ ra là một cạm
bẫy và quả thật là một cạm bẫy chết người đối với bà ta. Thế mà đó chẳng phải là mục
đích của con hay sao ?
Thật là điên rồ thay cho những kẻ nào chỉ suy đoán theo hiện tại và cố t́nh nhắm
mắt đối với quá khứ th́ họ cũng tự nhiên là vẫn c̣n mù quáng đối với tương lai ! V́ ta
không thể như vậy, và xét v́ con là người vẫn c̣n mù quáng với tương lai, cho nên ta
sẽ cố gắng giải thích. Nếu chúng ta chiều theo ư con, th́ liệu con có thật sự biết được
có những hậu quả nào sẽ theo gót sự thành công chăng ? Cái bóng dáng khắc nghiệt
vốn kè kè theo sát mọi sự canh tân của loài người vẫn cứ diễn biến, thế nhưng có ít kẻ
nào ư thức được nguy cơ của việc nó tới gần. Vậy th́ ta c̣n trông mong ǵ vào những
người hiến ra cho thế giới một sự cải cách mà v́ loài người quá vô minh, cho nên nếu
họ tin vào sự cải cách này th́ nó chắc chắn là sẽ bị gán cho những tác nhân u minh mà
đến nay hai phần ba nhân loại vẫn c̣n tin tưởng và khiếp sợ. Con bảo rằng một nửa
dân thành phố Luân đôn ắt sẽ được cải đạo nếu con có thể giao cho họ một tờ báo Tiền
Phong vào ngày nó được phát hành. Ta xin nói rằng nếu thiên hạ tin điều này là đúng
sự thật th́ họ sẽ giết chết con trước khi con có thể dạo một ṿng xung quanh Công
viên Hyde; nếu người ta không tin đó là sự thật, th́ ít nhất điều xảy ra cũng là việc con
bị mất uy tín và mất danh tiếng v́ đă tuyên truyền cho những ư tưởng như thế.
Sự thành công của một loại toan tính mà con đề nghị, ắt phải được cân nhắc và
dựa vào sự hiểu biết rốt ráo của những người xung quanh con. Nó hoàn toàn tùy thuộc
vào điều kiện đạo đức và xă hội của những người có ảnh hưởng tới các vấn đề sâu sắc
nhất và bí nhiệm nhất này vốn có thể kích động tâm trí loài người, đó là: quyền năng
giống như thần linh nơi con người và những khả năng được hàm chứa trong thiên
nhiên. Có bao nhiêu người xung quanh con (ngay cả những người bạn tốt nhất của
con) không chỉ chú ư một cách hời hợt tới những vấn đề bí nhiệm này ? Những người
đó có thể đếm được trên đầu ngón tay. Dân tộc con khoe khoang là trong thế kỷ này đă
giải phóng được nhân tài bị giam hăm trong cái b́nh chật hẹp của thuyết giáo điều và
sự thiếu khoan dung, đó là thiên tài về trí thức minh triết và tự do tư tưởng. Nó bảo
rằng đến lượt những thành kiến dốt nát và sự ngu tín trong tôn giáo bị đóng chai giống
như ông Zin độc ác thời xưa và bị các vị thần Solomon của khoa học niêm phong lại,
vẫn c̣n nằm im dưới đáy biển và chẳng bao giờ có thể thoát lên mặt biển trở lại;
những thứ đó vẫn ngự trị trên thế giới giống như thời xưa; tóm lại tâm trí của công
chúng hoàn toàn được tự do và sẵn sàng chấp nhận sự thật nào được chứng minh.
Được thôi, nhưng có thật như thế chăng, người bạn đáng kính của ta ? Kiến thức thực
nghiệm không hoàn toàn bắt đầu từ năm 1662 khi Bacon, Robert Boyle và Giám mục
Rochester đă dựa vào hiến chương của hoàng gia để biến đổi “Trường Đại học Vô
h́nh” của ḿnh thành ra một Hiệp hội xúc tiến khoa học thực nghiệm. Hàng bao nhiêu
thời đại, trước khi Hội Hoàng gia thấy ḿnh trở thành một thực tại dựa vào dự án “Kế
hoạch Tiên tri”, th́ một sự khao khát bẩm sinh về điều ẩn giấu, một nỗi đam mê yêu
thích việc nghiên cứu về thiên nhiên đă dẫn dắt con người thuộc mọi thế hệ thử ra sức
thăm ḍ những bí mật của thiên nhiên sâu sắc hơn những người lân cận ḿnh. “Thành
La Mă có trước khi vua Romulus đă lưu vong” là một công lư mà người ta dạy cho
chúng ta trong các trường học ở nước Anh. Những cuộc điều tra trừu tượng về những
vấn đề gây rối nhất không xuất hiện trong bộ óc của Archimede được coi như một đề
tài tự phát và cho đến nay chưa ai đề cập tới, mà đúng hơn là một sự suy gẫm về
những cuộc điều tra trước kia theo cùng một hướng của những người đă cách xa thời
đại của ông, một thời kỳ c̣n dài dằng dặc hơn cả thời kỳ giữa thế hệ của con và
Syracusan vĩ đại. Lực vril của “Giống dân Sắp tới” là tài sản chung của giống dân giờ
đây đă tuyệt chủng. Và cũng như sự tồn tại của những tổ tiên khổng lồ của chúng ta
giờ đây bị nghi vấn – mặc dù nơi rặng Hi mă lạp sơn, ở nơi chính lănh thổ thuộc về xứ
của con, chúng ta có một hang động chứa đầy những bộ xương của những người
khổng lồ này – và cái vóc người khổng lồ của họ (khi được phát hiện ra) luôn luôn bị
coi là những quái vật lẻ loi của thiên nhiên, cũng như vậy, lực vril tức Akasa (chúng ta
gọi nó như thế) bị coi là một điều không thể có được, một thần thoại. Và nếu, không
hiểu hết được rốt ráo về Akasa cùng với những tổ hợp và tính chất của nó, th́ làm thế
nào mà Khoa học có thể trông mong giải thích những hiện tượng đó ? Chúng ta không
nghi ngờ việc các nhà khoa học vẫn c̣n chưa tin tưởng chắc chắn, thế nhưng trước hết
họ phải được chứng minh về các sự kiện, trước hết họ phải biết được tính chất của
chúng và tỏ ra có khả năng khảo cứu được chúng theo những cách thức nào đó th́ họ
mới sẵn ḷng công nhận những điều này là sự thật. Nếu con đọc Lời nói đầu của quyển
“Hiển vi học”, th́ con sẽ thấy Hooke gợi ư rằng ông ít cảm thấy những mối quan hệ
mật thiết của các sự vật hơn là tác động bên ngoài của chúng đối với các giác quan, th́
con mới thấy ông ta là đối thủ lớn nhất của các phát minh tuyệt vời của Newton. Hiện
nay có nhiều người giống như Hooke. Cũng như cái con người cổ hủ mặc dù có học
nhưng vẫn dốt nát này, các nhà khoa học hiện đại cũng chẳng buồn băn khoăn gợi ra
một mối liên hệ vật chất của các sự kiện (vốn có thể phóng thích cho họ biết bao nhiêu
lực huyền bí trong thiên nhiên) hơn là cung cấp một “sự phân loại thuận tiện các thí
nghiệm khoa học”; điều này khiến cho theo ư kiến của họ th́ tính chất cốt yếu nhất của
một giả thuyết không phải là việc nó có đúng hay chăng mà chỉ là việc nó có thể đúng
đến đâu.
Khoa học là như thế đấy (theo như chúng ta biết). C̣n về bản chất của con người
nói chung, th́ bản chất này hiện nay cũng không khác ǵ cách đây một triệu năm: đầy
thành kiến dựa vào sự ích kỷ; nói chung, không sẵn ḷng từ bỏ một trật tự sự việc đă
được xác lập để đổi lấy những cách thức sinh hoạt và suy tư mới mẻ - việc nghiên cứu
huyền bí học đ̣i hỏi tất cả những điều này và c̣n nhiều hơn thế nữa - kiêu hảnh và
ngoan cố chống lại Sự Thật nếu nó làm đảo lộn những khái niệm trước kia về sự vật
của ḿnh: đó là những đặc tính của thời đại của con, nhất là của giai cấp trung lưu và
hạ lưu. Thế th́ những hiện tượng gây sửng sốt nhất có thể có được kết quả ǵ nếu giả
sử rằng chúng ta đồng ư tạo ra những hiện tượng đó ? Cho dù chúng có thành công đến
đâu đi chăng nữa th́ những hiện tượng này luôn luôn gây ra những nguy cơ tăng lên tỉ
lệ với sự thành công. Người ta không c̣n cách chọn lựa nào khác hơn ngoại trừ việc
cứ tiếp tục leo thang măi lên, hoặc là trong cuộc đấu tranh không ngừng này, người ta
sẽ bị ngă quị do chính vũ khí của ḿnh là thành kiến và sự ngu dốt chết người. Người
ta cứ cần phải có hết cuộc trắc nghiệm này đến cuộc trắc nghiệm khác và cứ tr
nhận xét hằng ngày rằng, không thể trông mong thiên hạ tin tưởng ǵ nếu y không tận
mắt chứng kiến. Liệu trọn cả cuộc đời của một người có đủ để thỏa măn cho hết thảy
thế giới những kẻ hoài nghi chăng ? Muốn tăng số người tin tưởng nguyên thủy ở
Simla lên tới hàng trăm và hàng ngàn người th́ cũng dễ thôi. Nhưng liệu ta có thể biến
cả trăm triệu người thành ra những kẻ tận mắt chứng kiến không ? Kẻ ngu dốt (v́
không thể đối phó với những tác nhân vô h́nh) một ngày nào đó sẽ trút cơn giận dữ
lên những tác nhân hữu h́nh; giai cấp thượng lưu và có giáo dục sẽ tiếp tục không tin
tưởng giống như bao giờ hết, và sẽ xé con ra thành từng mảnh giống như trước kia.
Cũng giống như nhiều người, con có trách cứ chúng ta là đă bảo mật quá nhiều. Thế
nhưng chúng ta có biết một chút ǵ đó về bản chất con người v́ kinh nghiệm trong
hàng thế kỷ dài dằng dặc (thậm chí hàng thời đại) đă dạy chúng ta như thế. Và chúng
ta biết rằng chừng nào mà khoa học c̣n có một điều ǵ đó để học hỏi và bóng ma của
chủ nghĩa giáo điều tôn giáo vẫn c̣n lởn vởn trong tâm hồn đại chúng, th́ ta phải
chinh phục các thành kiến của thế gian từng bước một chứ không thể vội vă. Cũng như
quá khứ xa xăm đă có nhiều hơn một ông Socrates, cũng vậy Tương Lai mịt mờ sẽ sản
sinh ra nhiều hơn một ông thánh tử v́ đạo. Khoa học được giải phóng đă khinh bỉ quay
ngoắc mặt đi trước ư kiến của Copernic muốn canh tân các thuyết của Aristarchus
Samius, “ông này khẳng định rằng quả đất xoay tṛn xung quanh tâm của ḿnh” biết
bao nhiêu năm trước khi Giáo hội ra sức hiến tế Galileo là một con vật hi sinh cho
Thánh kinh. Nhà toán học tài ba nhất thuộc Triều đ́nh của vua Edward VI (đó là
Robert Recorde) bị các đồng liêu bỏ đói trong ngục, những người này chế nhạo tác
phẩm Lâu đài Tri thức của ông và tuyên bố rằng các phát minh của ông là những “sự
hoang tưởng phù phiếm”. Vm. Gilbert ở Colchester (thầy thuốc riêng của Nữ hoàng  Elisabeth)
đă bị ngộ độc chết chỉ v́ người thật sự sáng lập ra khoa học thực nghiệm
của nước Anh dám cả gan đi trước Galileo, vạch ra sự sai trái của Copernic như là
“chuyển động thứ ba” mà người ta đă trịnh trọng trích dẫn để giải thích việc trục quay
của trái đất vẫn cứ song song với chính ḿnh ! Học thức uyên bác của Paracelsi, của
Agrippa và của Dee bao giờ cũng bị nghi ngờ. Chính khoa học đă báng bổ tác phẩm vĩ
đại “Bàn về Từ Tính”, “Trinh nữ Khiết bạch trên Trời” (Akasa) và những tác phẩm
khác. Và vị “Chưởng ấn nước Anh và Chưởng ấn của Thiên nhiên” trứ danh là ngài
Verulam Bacon (vốn đă được phong tước hiệu là Cha đẻ của triết học Qui nạp) đă tự
cho phép ḿnh nói về những người nêu trên là các “nhà Luyện Kim đan của triết học
Hoang tưởng”Con ắt nghĩ rằng chuyện này xưa quá rồi. Đúng thôi, nhưng niên đại của thời
chúng ta xét về mặt cốt yếu cũng chẳng khác ǵ niên đại của các bậc tiền bối. Và
chúng ta chỉ cần nhớ tới việc hành h́nh các người đồng cốt mới đây ở nước Anh, việc
thiêu sống những người được giả sử là phù thủy và thầy pháp ở Nam Mỹ, nước Nga và
biên giới Tây Ban Nha; th́ chúng ta cũng tin chắc rằng sự cứu rỗi duy nhất cho những
người quả thật am tường về khoa học huyền bí, vốn chính là nơi nghi ngờ của công
chúng: những lang băm và những kẻ lừa đảo chính là những cái khiên tự nhiên để che
chở cho các “cao đồ”. Công chúng chỉ được bảo đảm an toàn do chúng ta giữ bí mật
được những vũ khí khủng khiếp, bằng không th́ nếu những kẻ độc ác và ích kỷ mà
nắm được những vũ khí này để sử dụng nó th́ thật là chết người.
Ta xin kết luận bằng cách nhắc cho con nhớ rằng những hiện tượng phép lạ mà
con thèm khát bao giờ cũng được dành riêng dùng làm phần thưởng cho những kẻ nào
đă tận hiến cuộc đời ḿnh để phụng sự cho nữ thần Saraswati tức là nữ thần Isis của
giống dân Aryen của chúng ta. Nếu người ta cung cấp những hiện tượng đó cho kẻ
phàm phu, th́ c̣n lại ǵ để dành riêng cho những người trung thành với chúng ta ?
Nhiều điều gợi ư của con rất hợp lư và sẽ được chú ư đúng mức. Ta chăm chú lắng
nghe cuộc đàm đạo diễn ra ở nhà ông Hume. Xét theo quan điểm của sự khôn ngoan
công truyền th́ lập luận của ông ta thật là hoàn hảo. Nhưng khi đă đến lúc ông ta được
phép thoáng nh́n tổng quan vào thế giới của nội môn bí giáo với những định luật dựa
vào các phép tính toán học chính xác về tương lai (đây là những kết quả tất yếu của
những nguyên nhân mà chúng ta luôn luôn được toàn quyền tạo ra và tùy ư uốn nắn
nhưng ta không thể kiểm soát được những hậu quả của chúng đến nỗi trở thành nô lệ
cho chúng) th́ chỉ lúc bấy giờ cả con lẫn ông ta mới hiểu được tại sao đối với kẻ chưa
được điểm đạo, th́ những hành vi của chúng ta dường như thường không khôn ngoan,
nếu không phải thực sự là điên rồ.
Ta sẽ không thể trả lời hết được bức thư kế tiếp của con nếu không tham khảo ư
kiến của những người nói chung là ưa giao tiếp với các nhà thần bí Âu Tây. Hơn nữa,
bức thư này phải thỏa măn được con về nhiều điều mà con cần xác định rơ hơn trong
bức thư vừa qua của ḿnh, nhưng chắc chắn là nó cũng làm cho con thất vọng. Xét về
việc tạo ra những hiện tượng mới được nghĩ tới và c̣n gây sửng sốt nhiều hơn nữa
theo yêu cầu của bà ta mong được chúng ta giúp đỡ, với vai tṛ là một người đă quá
quen thuộc với việc hoạch định chiến lược, con ắt vẫn c̣n thỏa măn với điều suy
tưởng rằng chẳng có ích lợi được bao nhiêu khi muốn chiếm những vị trí mới chừng
nào mà những vị trí ḿnh đă đạt tới rồi c̣n chưa được trấn giữ và Kẻ thù của con ắt
thừa biết con có quyền chiếm hữu những vị trí đó. Nói cách khác, con có vô số những
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM
21
hiện tượng phép lạ đă được tạo ra để phục vụ cho chính con và các bạn của con nhiều
hơn mức một kẻ sơ cơ chính qui chứng kiến trong nhiều năm. Trước hết, con hăy
thông báo cho công chúng biết việc tạo ra bức thông điệp, cái tách và đủ thứ những
cuộc thí nghiệm bằng giấy quấn thuốc lá để cho công chúng tiêu hóa hết những điều
này đi. Con hăy buộc họ phải tiến hành một giải thích. Và ngoại trừ việc buộc tội một
cách trực tiếp và phi lư là lừa đảo, họ sẽ chẳng bao giờ giải thích được một số hiện
tượng này; trong khi đó những kẻ đa nghi lại hoàn toàn thỏa măn với giả thuyết hiện
nay về việc tạo ra cái trâm; vậy th́ con đă làm được nhiều điều tốt đẹp cho chính nghĩa
về sự thật và sự công bằng đối với người phụ nữ đă bị buộc phải đau khổ về sự kiện
đó. Cho dù chỉ là lẻ loi; trường hợp mà tờ báo Tiền Phong đang để ư tới đâu phải là vô
giá trị - nó dứt khoát là làm phương hại cho tất cả các con - v́ chính con là Tổng biên
tập của tờ báo đó th́ cũng giống như đối với bất kỳ người nào khác nó cũng thật là
quan trọng (con thứ lỗi cho ta v́ đă đề nghị với con một điều trông có vẻ như một lời
khuyên). Nó cũng chẳng lấy ǵ làm công b́nh đối với chính con cũng như đối với bà
ta, v́ số người chứng kiến tận mắt dường như không đủ đông để bảo đảm cho công
chúng chú ư tới, cho nên sự làm chứng của con và phu nhân của con cũng chẳng đi tới
đâu. Nhiều trường hợp kết hợp lại mới củng cố được địa vị của con là một nhân chứng
thông ḿnh và trung thực đối với đủ thứ diễn biến. Mỗi diễn biến này khiến cho con
càng thêm có quyền khẳng định điều mà con đă biết. Nó áp đặt lên con cái bổn phận
thiêng liêng phải giáo huấn công chúng và chuẩn bị cho những khả năng tương lai
bằng cách làm cho họ dần dần sáng suốt ra về sự thật. Không nên bỏ lỡ cơ hội này v́
con thiếu nhiều tin tưởng vào việc chính con có quyền quả quyết giống như ngài
Donald Stewart vậy. Một nhân chứng có tính t́nh nổi tiếng c̣n đầy đủ uy tín hơn cả
chục kẻ xa lạ đứng ra làm chứng; và nếu có kẻ nào ở Ấn Độ được kính trọng v́ đáng
tin cậy th́ người đó chính là Tổng Biên Tập của báo Tiền Phong. Con nên nhớ rằng
người ta giả định rằng chỉ có một người đàn bà bị loạn thần kinh có mặt vào lúc được
coi là có sự thăng thiên, và hiện tượng này chưa bao giờ được chứng thực bằng cách
lập đi lập lại. Thế nhưng trong gần 2.000 năm cả tỉ người đă đặt hết niềm tin vào sự
làm chứng của cái người đàn bà duy nhất đó, thế mà bà ta có đáng tin cậy ǵ cho cam.
CON HĂY CỐ GẮNG và trước hết hăy làm việc với những tài liệu mà con đă
có sẵn và nhiên hậu chúng ta sẽ xung phong giúp đỡ con có thêm bằng chứng nữa.
Cho đến lúc đó, con cứ tin rằng ta luôn luôn là người bạn chân thành của con.
KOOT‟ HOOMI LAL SINGH.Bức Thƣ Số 13
Nhận tháng giêng năm 1882.
(1) Con quan niệm rằng vào lúc kết thúc một chu kỳ hoại không, xung lực do các
đấng Dhyan Chohans phát động không phát triển từ trạng thái hỗn mang một sự kề cận
của các thế giới ngay cùng một lúc mà là lần lƣợt. Việc hiểu biết cách thức khiến cho
mỗi một trong những sự nối tiếp này thoát thai từ cái trƣớc nó do tác động của xung
lực nguyên thủy, có thể đƣợc tŕ hoăn măi cho tới sau khi con có thể nhận ra đƣợc sự
vận hành của toàn thể bộ máy – chu kỳ của các thế giới – sau khi mọi bộ phận đă bƣớc
vào tồn tại.
(1) Con đă quan niệm chính xác. Không có điều ǵ trong thiên nhiên đột ngột
bƣớc vào tồn tại, tất cả đều phải chịu tuân theo cùng một luật là tiến hóa từ từ.
Chỉ cần con một lần nhận ra đƣợc tiến tŕnh của chu kỳ lớn của một bầu hành
tinh, th́ con sẽ nhận ra đƣợc tất cả. Một ngƣời này cũng sinh ra giống nhƣ một
ngƣời khác, một giống dân này phát triển, tiến hóa rồi suy vong giống nhƣ một
giống dân khác và mọi giống dân khác. Thiên nhiên vẫn theo kiểu ngựa quen
đƣờng cũ kể từ việc “sáng tạo” ra một vũ trụ xuống măi tới việc tạo ra một con
muỗi. Khi nghiên cứu về vũ trụ khởi nguyên luận bí truyền, con hăy dùng đôi
mắt tâm linh quan sát tiến tŕnh sinh lư của việc con ngƣời sinh ra. Con hăy tiến
từ nhân tới quả và trong quá tŕnh đó, con hăy xác lập những sự tƣơng tự giữa
việc một con ngƣời sinh ra và một thế giới sinh ra. Trong học thuyết của ta, con
sẽ thấy cần phải có phƣơng pháp tổng hợp; con sẽ phải bao gồm hết tổng thể -
nghĩa là ḥa lẫn đại vũ trụ với tiểu vũ trụ - trƣớc khi con có thể nghiên cứu các bộ
phận một cách riêng rẽ hoặc phân tích chúng có lợi cho sự hiểu biết của con. Vũ
trụ học là khoa sinh lư học của vũ trụ đă đƣợc tâm linh hóa v́ chỉ có một luật duy
nhất.
(2) Xét phần giữa của một thời kỳ hoạt động giữa 2 chu kỳ hoại không, nghĩa là
một chu kỳ thành trụ, theo con hiểu th́ điều sau đây xảy ra. Các nguyên tử đƣợc phân
www.thongthienhoc.com
83
cực ở vùng cao nhất của ḍng lƣu xuất tâm linh ở đằng sau bức màn vật chất vũ trụ
nguyên sơ. Xung lực từ điển vốn đă hoàn thành kết quả này bèn lƣớt từ một dạng
khoáng vật này sang một dạng khoáng vật khác bên trong bầu hành tinh thứ nhất măi
cho tới khi đă hết chu kỳ tồn tại trong giới này thuộc bầu hành tinh thứ nhất, th́ nó
mới giáng xuống vào bầu hành tinh thứ 2 trong một ḍng hấp lực.
(2) Khi đă đƣợc phân cực trong tiến tŕnh chuyển động và khi Lực không thể
chống chọi nổi thúc đẩy nó bƣớc vào hoạt động. Trong Vũ trụ khởi nguyên luận
và công tác của thiên nhiên, các lực dƣơng và âm, tức hoạt động và thụ động
tƣơng ứng với các nguyên khí dƣơng và âm. “Ḍng lƣu xuất tâm linh” của con
không bắt nguồn từ “đằng sau bức màn” mà là hạt giống dƣơng từ bức màn vật
chất vũ trụ rơi xuống. Nguyên khí hoạt động bị nguyên khí thụ động thu hút và
con Đại Xà (biểu hiệu h́nh con rắn của sự vĩnh hằng) đút cái đuôi vào miệng để
nhờ đó tạo thành một ṿng tṛn (tức là các chu kỳ trong thời gian vĩnh hằng)
trong việc nguyên khí âm không ngừng bị nguyên khí dƣơng theo đuổi. V́ vậy
mới có biểu hiệu lingam, phallus và kteis. Thuộc tính chính yếu và duy nhất của
nguyên khí tâm linh vũ trụ - là đấng ban cấp sự sống vô thức nhƣng bao giờ cũng
hoạt động – là bành trƣớng và gieo rắc; thuộc tính chính yếu và duy nhất của
nguyên khí vật chất vũ trụ là tụ tập lại và làm thụ thai. Vốn mang tính vô thức và
không tồn tại khi tách rời nhau, chúng trở thành có ư thức và sự sống khi kết hợp
với nhau. V́ thế cho nên ta lại có Brahma, từ nguyên là “brih”, tiếng Bắc phạn có
nghĩa là “bành trƣớng, tăng trƣởng hoặc đơm hoa kết trái”; Brahma chẳng qua
chỉ là lực bành trướng làm linh hoạt của thiên nhiên trong sự tiến hóa vĩnh hằng.
(3) Phải chăng các thế giới hiệu quả xen vào giữa các thế giới hoạt động trong
dăy hành tinh đi xuống?
(3) Các thế giới hiệu quả không phải là các cơi hay nơi chốn. Chúng là h́nh
bóng của các thế giới nguyên nhân, là hồn của chúng – cũng giống nhƣ con ngƣời,
các thế giới có bảy nguyên khí vốn phát triển và tăng trƣởng đồng thời với thể
xác. Nhƣ vậy là cơ thể của con ngƣời đƣợc gắn chặt vào và vẫn c̣n lại măi măi
bên trong cơ thể của hành tinh trái đất; nguyên sinh khí jivatma cá biệt (điều mà
sinh lư học gọi là sinh khí) sau khi chết bèn trở về cội nguồn của nó tức là Fohat;
thể phách của y sẽ bị thu hút vào Akasa; thể vía của y sẽ ḥa lẫn trở lại với Sakti
của vũ trụ, là Lực Ư Chí tức năng lƣợng vũ trụ; “Sinh hồn” của y vốn đƣợc vay
mƣợn từ thần khí của Trí tuệ Vũ trụ sẽ trở về với các đấng Dhyan Chohans;
nguyên khí thứ 6 của y – cho dù bị thu hút vào hoặc thảy ra khỏi cái khuôn của
Nguyên khí Thụ động Vĩ đại - ắt vẫn c̣n ở trong lănh vực của riêng ḿnh – hoặc
là một phần của vật liệu thô trƣợc, hoặc là một thực thể đă biệt lập ngă tính đƣợc
tái sinh lại trong một thế giới nguyên nhân cao hơn. Nguyên khí thứ 7 của y sẽ
mang nó đi lên tới Devachan và theo sau Bản ngă mới đi tới nơi tái sinh . . .

3h 6m 46s 3h 23m 1s

https://www.summitlighthouse.org/inner-perspectives/the-masters-of-the-seven-rays/

 https://en.wikipedia.org/wiki/A_Man_for_All_Seasons_(1966_film)

https://www.summitlighthouse.org/inner-perspectives/el-morya-master-of-gods-will/ 

http://blavatskyarchives.com/inner/innercontents.htm