Họp Thông Thiên Học ngày 13  tháng 4 năm 2019

  Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyTiengNoiVoThinh.htm

  212. 6. Dhyana, mà cánh cửa vàng một khi đă mở, sẽ dẫn vị Narjol đến quốc độ vĩnh cửu của Sat và sự đại định thường xuyên.

Trong lần xuất bản thứ nhứt của tác phẩm nầy, chúng ta thấy có chữ “Naljor” viết sai. Lỗi ấy được sửa chữa trong những lần xuất bản kế tiếp. Sở dĩ có sự sai lầm trên v́ Bà Blavatsky đă đọc chữ ấy trên Cơi Trung Giới. Khi đọc một quyển sách cách nầy, người ta thấy cùng một lúc các chữ hiện ra ở phía trước trang giấy và các chữ ấy cũng lộn ngược ở trang sau. Dĩ nhiên người ta phải tránh không chú ư đến chữ ở mặt trái, mà chỉ đọc những trang đang mở ra trước mắt thôi; lúc ấy các trang nầy vẫn hoàn toàn rơ ràng và trang sau vượt ngoài thị trường của chúng ta. Tuy nhiên, trong khi đọc theo cách đó, rất dễ lầm lẫn v́ thấy vật bị đảo ngược. Nhất là lúc đọc các số. Như số 7, chúng ta nhận ra ngay khi nó bị đảo ngược, nhưng số 18 có thể đọc là 81 dễ dàng.

Đối với Bà Blavatsky, Bà vẫn thấy sai số bị đảo ngược theo lối ấy. Bà thường đọc bằng Thể Vía những sách hiếm có, các sách ấy chỉ có một hay hai bản thôi. Vài Huynh Đệ trong chúng tôi đă đến kiểm lại một dẫn chứng của Bà tại Bảo Tàng Viện Anh Quốc, mà theo Bà ở trang 931, th́ các bạn ấy lại thấy ở trang 139 chẳng hạn. Thường chúng tôi thấy những chỗ dẫn chứng của Bà đều đúng, những chỗ sai không đáng kể và rất ít. Tôi c̣n nhớ một hôm Bà quên dùng chữ phủ định “không,” nên đă hỏng mất hết ư nghĩa! V́ Bà Blavatsky không biết chữ Bắc Phạn, Nam Phạn và chữ Tây Tạng nên khi sử dụng các thứ chữ đó, Bà phải vận dụng trí nhớ hoàn toàn. Có điều đáng ngạc nhiên là chẳng phải Bà không lầm lạc, nhưng sự sai lầm của Bà rất ít.

Chữ Narjol, nguyên nhân của sự lạc đề nhỏ nầy là chữ Tây Tạng, nó có nghĩa là Chơn Tiên hay Thánh Nhân, hay hơn nữa là Yogi; nó phát sinh từ một chữ có nghĩa là “b́nh an.” Vậy chữ Narjol có nghĩa là Người đi t́m sự an tĩnh nội tâm.

Chính Dhyana hay thiền định đă mở những cánh cửa bước vào Đại Ngă cao siêu. Cũng nhờ sự sáng suốt chúng ta mới hoạch đắc được đa số những kiến thức Thông Thiên Học và những kiến thức mà chúng ta đă trích lấy trong những bản văn Linh Thánh cổ xưa. Một số những kiến thức mênh mông khác đang chờ những bậc đầy đủ trí huệ tham khảo chẳng hạn trong Khoa Hoá Học Huyền Bí chúng ta đă nghiên cứu các Nguyên Tố và vài hợp chất, nhưng một công tŕnh vĩ đại hơn phải thực hiện cần có một người có thiên tư và Thần Nhăn và khả năng phóng đại, không kể đến sự kiên nhẫn để quan sát và đếm nhiều lần các Hạt Nguyên Tử.

Những đoạn trong Kinh Dzyan phải được viết bởi một Tác Giả có thể đọc được tư tưởng các vị Thiên Thần thuộc cấp hướng đạo và do đó đă biết rơ được ư định của họ. Những ǵ mà chúng ta nói về giới hạn và các Cuộc Tuần Hoàn có thể không đúng, nhưng sự hiểu biết về Cơi Trung Giới và Cơi Hạ Thiên là kết quả của hàng ngàn sự quan sát, có lẽ không sai với sự thật. Những sự sai lầm c̣n có thể phát sinh từ một thế hệ c̣n trẻ nữa - điều nầy đă xảy ra trong tất cả Khoa Học - v́ một sự kiện bất thường được xem như b́nh thường, hoặc hơn nữa là sự ngộ nhận vai tṛ của một loạt hiện tượng nào đó trong lư thuyết tổng quát. Tôi xin nêu lên một thí dụ những ư niệm xưa của chúng ta có liên hệ đến khoảng thời gian giữa hai kiếp sống, cũng như sự tái sinh đều đều của Linh Hồn trong các Giống Dân Phụ kế tiếp, mà chúng ta đă thấy ở cuộc tiến hoá b́nh thường; cho đến ngày chúng ta khám phá được có một loạt Linh Hồn hầu như ở măi trong một Giống Dân Phụ và tái sinh thường hơn các Linh Hồn khác gấp hai lần. Có thể có hơn nửa tá loại Linh Hồn chúng ta đă biết đối với tất cả, điều mà chúng ta có thể nói là chúng ta chưa hề gặp các Linh Hồn ấy.

Những bản văn Linh Thánh xưa đặc biệt rất quư, v́ chúng thường được các Vị có Thần Nhăn sáng suốt trước tác. Các bản văn ấy dường như thường khô khan v́ lối tŕnh bày ư tưởng, đôi khi cũng do lối văn cổ xưa. Mỗi thời đại đều có cách diễn đạt tư tưởng riêng. Phương pháp của thời đại chúng ta không có tính cách tưởng tượng nào cả. Chúng ta diễn tả sự vật cũng giản dị như sự khả hữu của nó. Ở Ai Cập thuở xưa, muốn nêu lên một thí dụ khác biệt, tất cả đều phải diễn tả dưới một h́nh thức thật thi vị. Những tác phẩm duy tŕ cũng bao gồm những ư tưởng theo lối tượng trưng phức tạp. Muốn nghiên cứu quyển sách đề cập đến những người đă qua đời hay Pitis Sophia, dù chúng ta có chấp nhận sự chính xác của bản dịch, th́ trường hợp ấy vẫn chưa hẳn là bao giờ cũng đúng, vậy phải t́m lại thái độ tinh thần đặc biệt của thời đại mà các tác phẩm ấy đă thành h́nh, nhưng đó là sự cố gắng rất khó khăn. Muốn thực hiện điều nầy phải có nhiều th́ giờ, và người ta vẫn hiểu rằng thường thời đại của chúng ta ít có th́ giờ nhàn rỗi, nếu phải làm việc ấy đồng thời với công việc mưu sinh.

Thuở xưa, đời sống an tĩnh hơn nhiều, người ta có thói quen làm cho mọi việc trở nên tốt đẹp và dễ dàng đối với mọi người và người ta gác lại ngày mai tất cả những ǵ có thể không cần làm ngay trong ngày hôm ấy. Khi quan sát đa số những kiếp sống trong quá khứ, tôi nhận thấy khắp nơi đều giống nhau. Lúc ấy không có xe lửa nên báo hay tạp chí không xuất bản đúng ngày giờ. Tất cả những ǵ gần như sự xuất bản định kỳ của chúng ta là một loạt văn thư được công bố theo khoảng cách thật dài và hoàn toàn bất thường đến đỗi giữa hai lần đôi khi cách nhau cả mấy tháng.

Dù sao, những người ở thời đại xa xưa đó vẫn đạt được quả vị Chơn Tiên, nhưng sự hoạch đắc đức tánh Virya, hùng lực dũng mănh để đi trên Đường Đạo đối với họ dường như rất khó. Người nào muốn có năng lực ấy, thường cũng phải hết sức cố gắng. Nếu trong công việc làm ăn họ không tỏ ra đúng đắn và cần mẫn, th́ sự cạnh tranh quyết liệt của kẻ khác sẽ làm cho họ mất phần ăn. C̣n đối với Sinh Viên Huyền Bí Học, Y tự kềm chế chính ḿnh, Y luôn luôn làm việc một cách ung dung tự tại. Không vội vă, cũng không xôn xao, v́ Y muốn cho công việc của Y được hoàn thành một cách tốt đẹp.7:33 PM
Ở đây sự tai hại chính có lẽ v́ làm việc quá ít, hoặc chểnh mảng đối với công việc của ḿnh. Tuy nhiên, vài người bị hỏng việc v́ họ đă cáng đáng quá nhiều sự việc. Bà Besant đă nêu một gương sáng tuyệt đẹp về phương pháp làm việc có tính cách chiết trung. Lúc nào cũng bận rộn, Bà làm việc theo đúng thời dụng biểu của Bà để có lợi tối đa, nhưng chỉ đảm trách những công việc nào Bà có thể làm được. Bà thường nói: “Công việc nầy không phải là việc của tôi, v́ tôi không có th́ giờ dành cho nó.”

Có một chân lư ẩn tàng trong câu ngạn ngữ cho rằng người bận rộn nhất bao giờ cũng là người nhàn rỗi nhất, lư do là Y không để mất thời giờ. Nhưng có nhiều người gánh vác quá nhiều công việc đến nỗi họ không thể hoàn thành được, v́ đôi khi họ nghĩ rằng những người chung quanh họ không thể thực hiện công việc ấy tốt đẹp như họ. Mấy năm trước, việc nầy đă xảy ra ở một vị Tổng Thư Kư của một Xứ Bộ Thông Thiên Học. Anh là một tay làm việc rất xuất sắc và có nhiều tài năng, và có lẽ anh nghĩ rằng ḿnh có thể hoàn thành mọi việc tốt đẹp hơn người khác. Nhưng Anh đảm trách quá nhiều việc, nên việc làm của Anh dở dang v́ không đủ thời giờ nên bị tích tụ lại cho đến khi người kế vị của Anh đến nhận đă gặp một sự rắc rối hầu như không thể gỡ nổi.

Về phương diện nầy tốt hơn là nên giữ một thái độ chiết trung, chúng ta nên phân định công việc của ḿnh một cách kỹ lưỡng và dành th́ giờ để dạy dỗ và huấn luyện thêm những người cộng tác với chúng ta. Giải thích cho kẻ khác biết cách thức làm một công việc thường vất vả hơn chính ḿnh thực hiện công việc ấy, nhưng chúng ta hy vọng rằng sau khi giải thích cho Y một hay hai lần hoặc 10 lần nếu cần, Y sẽ có thể làm lấy một ḿnh hàng trăm lần, do đó sau cùng sẽ có lợi hơn.

213. 7. Prajna, Bát Nhă là ch́a khoá làm cho con người trở nên bậc Thần Tiên và đào tạo người thành Bậc Bồ Tát, con của Dhyanis.

214. Đó là các ch́a khoá vàng để mở cửa.

Chúng ta hiện đang đề cập đến đức tính cuối cùng của các đức tính bắt buộc. Prajna, có nghĩa là Minh Triết - theo ư nghĩa là một quan năng của tâm thức hơn là trí thông minh, đó là Minh Triết v́ nó đạt đến sự sống ở bên kia sắc tướng. Jnana, cũng được dịch là Minh Triết, nhưng nó không phải là một quan năng, chỉ có Prajna mới thật là một quan năng thôi.

Người ta nói rằng đức tính nầy tạo nên Vị Bồ Tát. Danh từ Bồ Tát ở đây được dùng theo một nghĩa rộng. Theo nghĩa chuyên biệt, Vị Bồ Tát là Đấng được chuẩn bị để trở nên một Đức Phật, Ngài phải làm lễ phát nguyện với một Vị Phật tại thế là phải đảm trách chức vụ như thế trong một kiếp sống tương lai. Nhưng tất cả chúng ta, nếu đi theo con đường riêng của ḿnh, cũng sẽ đạt đến quả vị Bồ Tát. Có 7 Con Đường vĩ đại thuộc Hành Tinh và trên mỗi Đường ấy (hay mỗi Cung) có các Vị Chơn Sư làm việc và thu nhận Đệ Tử. Mỗi người đi theo Cung riêng của ḿnh, sau cùng sẽ thấy ḿnh được hấp dẫn đến với Vị Chơn Sư chưởng quản Cung đó. Tuy nhiên, v́ ḷng ngưỡng mộ đặc biệt một Vị Chơn Sư, người ta cũng có thể chuyển từ một Cung nầy sang Cung khác, nhưng việc ấy đ̣i hỏi những sự học hỏi và cố gắng vượt bực, v́ chỉ ở Cung của ḿnh con người mới thích ứng một cách dễ dàng hơn cả với sự huấn luyện thuộc về Huyền Môn.

Ai muốn trở thành một Vị Phật, th́ nhiều ngàn năm trước phải tạo nhân duyên với một Vị Phật đang tại thế qua một cuộc Lễ Phát Nguyện. Rồi từ đó người ta cho rằng ảnh hưởng của Vị Phật tại thế sẽ bao phủ lấy Ngài và đến khi Ngài thành Phật rồi, th́ sức mạnh của Đức Phật tinh thần sẽ bay lượn chung quanh để bảo trợ Ngài trên Thế Gian. Người ta nói rằng Đức Phật Thích Ca của chúng ta đă làm Lễ Phát Nguyện với Đức Phật Dipankara, và người ta cho rằng Đức Phật nầy vẫn c̣n theo trợ giúp Đức Phật Thích Ca trong nhiều năm, khi Ngài đi thuyết pháp. Về vấn đề cao siêu nầy người ta chỉ có thể lặp lại những ǵ đă được tiết lộ, nhưng chắc chắn đây cũng là một ư niệm thật đẹp và cũng tự nhiên, v́ chúng ta đă biết rằng ở một tŕnh độ thấp hơn nhiều, th́ Đức Thầy bao giờ cũng che chở vị Đệ Tử trong hào quang của Ngài để cho vị ấy trở nên thành phần Tâm Thức của Ngài.

 



 Đại cương Tiếng Nói Vô Thinh  

http://thongthienhoc.net/truongbigiao/DaiCuongTiengVoThinh3.htm

http://www.geoffreyhodson.com/

Đức Ngọc Đế

(khuôn mẫu -> đất nắn) + (tinh thần -> người thợ)Tiếng nói vô thinh + Đấng nói vô ngôn