T́m thấy 3 bộ hài cốt trong trường THCS Trưng Vương 14:26' 15/11/2004 (GMT+7)

Ngày 20/7/2003, khi tới trường Trưng Vương công tác, bằng khả năng đặc biệt của ḿnh, Phan Bích Hằng - (từ lâu được coi là nhà ngoại cảm tài năng của Việt Nam) phát hiện ít nhất có chừng 7 - 8 hài cốt vẫn c̣n nằm dưới ḷng đất trong khuôn viên trường, đồng thời xác định được cả tên và vị trí nằm của 3 bộ hài cốt nói trên.

Soạn: AM 195601 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Phan Bích Hằng - CTV của Trung tâm NC Tiềm năng đặc biệt con người.

Chị đă đề nghị với trường, khi nào có điều kiện, sẽ được khai quật. Dịp may đó đến khi ngày 15/9/2004, dự án cải tạo, nâng cấp trường được chính thức phê duyệt và thi công. 3 bộ hài cốt được t́m thấy ở đúng vị trí chị đă xác định với những đặc điểm đúng như nhận định ban đầu của chị.

Ngay sau khi phát hiện ra hài cốt (mà Bích Hằng khẳng định là của các chiến sĩ cảm tử trong trận 60 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thủ đô mùa đông năm 1946), Bích Hằng đă báo cho Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng đặc biệt của con người, nơi chị đang là cộng tác viên, về vấn đề này.

Giáo sư Đào Vọng Đức (Giám đốc Trung tâm) và Giáo sư - Thiếu tướng Chu Phác (Chủ nhiệm bộ môn) đă cử 3 nhà ngoại cảm khác lần lượt đến để kiểm tra chéo thông tin này và kết quả là cả 3 nhà ngoại cảm kia đều xác nhận thông tin này là chính xác, trong đó có 3 hài cốt là cho thông tin rơ nhất. Nhưng trớ trêu thay, theo bản vẽ sơ đồ của Bích Hằng và 3 nhà ngoại cảm kia th́ vị trí của ba bộ hài cốt lại nằm ngay ở chân cầu thang dăy nhà C (c̣n gọi là dăy Côn Sơn - giáp đường Lư Thường Kiệt), không thể v́ lư do đó mà khai quật được.

Ngày 15/9/2004, Trường Trưng Vương chính thức bàn giao mặt bằng để khởi công. Theo h́nh thức xây cuốn chiếu nên dăy nhà Côn Sơn được phá dỡ trước. Ngay sau đó, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng đặc biệt của con người và Phan Bích Hằng đă có cuộc trao đổi với nhà trường và bên thi công đề nghị được t́m kiếm các hài cốt nói trên. Ngay trong hai ngày khai quật đầu tiên (23 và 24/9) đă t́m được hai bộ hài cốt và tối 25/9 là bộ hài cốt thứ 3 ở đúng vị trí trong sơ đồ của Bích Hằng với sự chứng kiến của đông đảo đại diện các cấp ngành như Sở Lao động Thương binh xă hội Hà Nội, Pḥng LĐ-TBXH quận Hoàn Kiếm, Ban Chỉ huy quân sự quận Hoàn Kiếm, các thầy cô giáo Trường THCS Trưng Vương...

Soạn: AM 195595 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Ông Hàn Thuỵ Vũ PHó chủ nhiệm bộ môn Cận Tâm lư.

Điều đặc biệt là, mặc dù những bộ hài cốt xương đă khá mủn, nhưng những đặc điểm nhân dạng trên từng bộ hài cốt đều khớp với những t́nh tiết mô tả của Bích Hằng 1 năm trước đó như: ông Dư là người hy sinh đầu tiên. Hài cốt của ông Dư bị mất đầu khi ông vừa nhô người lên khỏi giao thông hào th́ bị pháo địch phạt ngang, đồng đội thương ông nên trước khi chôn đă lấy chiếc bát (loại Bát Tràng thời đó có đáy bằng, thành đứng) úp lên cổ (hiện nay chiếc bát đó được đặt trong tiểu của hài cốt có tên là Dư)... Chị c̣n cho biết đă "nói chuyện" và biết được tên và chức danh của ba bộ hài cốt nói trên, đó là Phan Hào (c̣n gọi là Hào profeseur) - Trung đội trưởng, Nguyễn Văn Dư (c̣n gọi là Dư đen, Dư c̣i) là Trung đội phó, Chính trị viên và Nguyễn Văn Đẳng. Cả ba đều thuộc Trung đội 1, Đại đội 1, Tiểu đoàn 77, hy sinh trong ngày 21-12-1946.

Ông Hàn Thụy Vũ - phó trưởng bộ môn Cận Tâm lư, nguyên cựu phóng viên báo QĐND, trước đây cũng là chiến sĩ Trung đoàn 48 - Trung đoàn Thăng Long (một trong hai trung đoàn của Hà Nội là Thủ Đô và Thăng Long) xác nhận: Về tiểu sử Trung đội trưởng Phan Hào đă được nhắc đến trong cuốn lịch sử 60 ngày đêm Toàn quốc kháng chiến. Trung đội của ông Hào c̣n được gọi là Tiếp hồng quân, chọn lọc toàn những trí thức, giỏi tiếng Pháp.

Đêm 19 rạng ngày 20, các lực lượng vũ trang, nhân dân thủ đô Hà Nội và các thành phố nổ súng chiến đấu. Toàn quốc bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ngày 20-12, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cũng trong ngày 20-12-1946, bộ đội ta và quân Pháp giao tranh ở Ṭa thị chính (tức UBND thành phố Hà Nội ngày nay), Bưu điện và Bắc Bộ Phủ. Các chiến sĩ của ta tuy lực mỏng nhưng đă dũng cảm ngăn cản được nhiều đợt tấn công của giặc Pháp, cầm cự được 1 ngày cho nhân dân và bộ đội chủ lực rút qua cầu Long Biên về chiến khu an toàn. Đến ngày 21-12, địch tăng cường lực lượng viện binh nên đă chiếm được một số chốt, trong đó có chốt ở Trường THCS Trưng Vương. Và 3 ông Hào, Dư, Đẳng có thể đă hy sinh trong ngày 21/12 đó.

Ông Hàn Thụy Vũ cũng xác nhận loại bát t́m thấy ở khu vực khai quật đúng là loại mà thời đó bộ đội vẫn dùng. Ông c̣n cho biết nhiều vị lăo thành cách mạng là chiến sĩ Trung đoàn Thăng Long trước đây cũng sẵn sàng cung cấp những thông tin chi tiết xung quanh trận chiến lịch sử ấy.

Như vậy là đă khẳng định được khoảng 60 - 70% chi tiết 3 bộ hài cốt kia là liệt sĩ thời kỳ 1946. Vấn đề chỉ c̣n là chờ các nhà khoa học xác định danh tính những bộ hài cốt kia bằng kỹ thuật gene mà thôi. Theo Tiến sĩ Lê Quang Huấn - Trưởng pḥng Công nghệ Tế bào Động vật (Viện Công nghệ Sinh học) th́ không có trường hợp nào không phân tích được. Chỉ có những trường hợp khó phân tích, đó là những mẫu xương mục. Với mẫu xương này cần phải có quy tŕnh thích hợp. Vừa làm sạch nhưng phải đảm bảo không bị gẫy gene. Hoặc có trường hợp khi phân tích, những gene chọn lại không nhân bản được. Theo TS Huấn, thời gian trung b́nh để hoàn thành một trường hợp xác định hài cốt phải mất gần một tháng. Nếu rơi vào ca khó th́ lâu hơn rất nhiều.

(Theo Hà Nội Mới)